Thái Nguyên Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thái Nguyên Việt Nam
Địa Lý
Diện tích : 3769,1 km2.
Dân số (2004): 1.063.715 người.
Tỉnh lỵ: Thành phố Thái Nguyên.
Các huyện: thị xã Sông Công; huyện: Định Hóa, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, H'Mông...
Về hình thể, khu vực phía Bắc tỉnh Thái Nguyên gồm toàn rừng núi và đồng lầy. Về phía Đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia (dãy Tam Đảo nằm chắn phía Tây, dọc cao nguyên Văn Lăng và cánh đồng Đại Từ). Về phía Đông Bắc, có cao nguyên Vũ Phái giới hạn những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ phương Nam. Phía Tây Bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi thấp ăn lan tới khu đồng lầy Phúc Linh. Con sông chính chảy suốt tỉnh theo hướng Tây Bắc, Đông Nam là sông Cầu, khó di chuyển thuyền bè trong cả mùa cạn lẫn mùa lũ. Chi lưu chính của sông Cầu ở Thái Nguyên là sông Đủ chảy qua Phú Lương, Đồn Đủ; và sông Công chảy qua Văn Lăng, Phổ Yên. Thượng lưu sông Đáy chiếm một phần nhỏ của huyện Định Hóa, thuộc Tây Bắc Thái Nguyên. Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây một hệ thống kinh đào dài 52 cây số, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào ruộng được dễ dàng.
Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình khoảng 25° C.
Tỉnh có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Núi Cốc, chùa Hang, hang Phượng Hoàng... rất hấp dẫn khách du lịch. Thành phố Thái Nguyên nằm trên quốc lộ số 3 (Hà Nội-Cao Bằng).
Đường sắt từ đây nối liền hệ thống đường sắt của cả nước.
Diện tích : 3769,1 km2.
Dân số (2004): 1.063.715 người.
Tỉnh lỵ: Thành phố Thái Nguyên.
Các huyện: thị xã Sông Công; huyện: Định Hóa, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, H'Mông...
Về hình thể, khu vực phía Bắc tỉnh Thái Nguyên gồm toàn rừng núi và đồng lầy. Về phía Đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia (dãy Tam Đảo nằm chắn phía Tây, dọc cao nguyên Văn Lăng và cánh đồng Đại Từ). Về phía Đông Bắc, có cao nguyên Vũ Phái giới hạn những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ phương Nam. Phía Tây Bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi thấp ăn lan tới khu đồng lầy Phúc Linh. Con sông chính chảy suốt tỉnh theo hướng Tây Bắc, Đông Nam là sông Cầu, khó di chuyển thuyền bè trong cả mùa cạn lẫn mùa lũ. Chi lưu chính của sông Cầu ở Thái Nguyên là sông Đủ chảy qua Phú Lương, Đồn Đủ; và sông Công chảy qua Văn Lăng, Phổ Yên. Thượng lưu sông Đáy chiếm một phần nhỏ của huyện Định Hóa, thuộc Tây Bắc Thái Nguyên. Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây một hệ thống kinh đào dài 52 cây số, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào ruộng được dễ dàng.
Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình khoảng 25° C.
Tỉnh có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Núi Cốc, chùa Hang, hang Phượng Hoàng... rất hấp dẫn khách du lịch. Thành phố Thái Nguyên nằm trên quốc lộ số 3 (Hà Nội-Cao Bằng).
Đường sắt từ đây nối liền hệ thống đường sắt của cả nước.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|