VĨNH PHÚC VIỆT NAM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
VĨNH PHÚC VIỆT NAM
Địa Lý
Diện tích: 1.362 km2.
Dân số (2004): 1.115.700 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Vĩnh Yên.
Các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh.
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Dao...
Vĩnh Phúc là tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, cách Hà Nội 60 km (37.5 miles) về phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên ở phía bắc; phía đông và đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam giáp tỉnh Hà Tây. Địa hình chủ yếu là trung du và đồng bằng, đồi núi thấp. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4° C. Vùng núi Tam Đảo khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình khoảng 21° C, là nơi nghĩ mát lý tưởng của miền bắc.
Phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc là những cánh đồng mênh mông bát ngát, lác đác sông ngòi, kênh rạch, đồng lầy và một số hồ rộng. Phía Bắc là những đồi cỏ, cây cối cao dần tới dãy núi Tam Đảo. Dãy núi Tam Đảo khá lớn, nằm ở phía Bắc huyện Tam Dương, cao độ trung bình 1.340 thước, lan tới huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên, núi được đặt tên Tam Đảo vì có ba hòn núi cao là Thạch Bàn 1.388 thước, Thiên Thị 1.375 thước và Phú Nghĩa 1.400 thước. Dãy núi Tam Đảo có từ thời đệ nhị nguyên đại, cấu tạo bởi các phiến nham thạch lẫn nhiều mạch thạch anh. Ngoài ra còn các núi Ngang, núi Cổ (núi Trống).
Phần đất nằm dọc theo tả ngạn sông Hồng Hà do phù sa bồi lên. Hai sông chính chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc là sông Cà Lồ và Hồng Hà. Tả ngạn sông Hồng Hà có nhiều ngòi nhỏ từ Tam Đảo đổ xuống rồi hợp thành sông Tiểu Đáy. Sông Cà Lồ phát nguyên từ Sơn Tây, dài khoảng mười cây số, chảy qua Vĩnh Yên, Phúc Yên, đến Bắc Ninh thì hợp với sông Cầu. Về mùa cạn thuyền bè không đi lại được vì lòng sông có nhiều bãi cát nổi lên.
Hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng và khá phát triển. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm gần kề ngay sân bay quốc tế Nội Bài, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại.
Diện tích: 1.362 km2.
Dân số (2004): 1.115.700 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Vĩnh Yên.
Các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh.
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Dao...
Vĩnh Phúc là tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, cách Hà Nội 60 km (37.5 miles) về phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên ở phía bắc; phía đông và đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam giáp tỉnh Hà Tây. Địa hình chủ yếu là trung du và đồng bằng, đồi núi thấp. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4° C. Vùng núi Tam Đảo khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình khoảng 21° C, là nơi nghĩ mát lý tưởng của miền bắc.
Phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc là những cánh đồng mênh mông bát ngát, lác đác sông ngòi, kênh rạch, đồng lầy và một số hồ rộng. Phía Bắc là những đồi cỏ, cây cối cao dần tới dãy núi Tam Đảo. Dãy núi Tam Đảo khá lớn, nằm ở phía Bắc huyện Tam Dương, cao độ trung bình 1.340 thước, lan tới huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên, núi được đặt tên Tam Đảo vì có ba hòn núi cao là Thạch Bàn 1.388 thước, Thiên Thị 1.375 thước và Phú Nghĩa 1.400 thước. Dãy núi Tam Đảo có từ thời đệ nhị nguyên đại, cấu tạo bởi các phiến nham thạch lẫn nhiều mạch thạch anh. Ngoài ra còn các núi Ngang, núi Cổ (núi Trống).
Phần đất nằm dọc theo tả ngạn sông Hồng Hà do phù sa bồi lên. Hai sông chính chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc là sông Cà Lồ và Hồng Hà. Tả ngạn sông Hồng Hà có nhiều ngòi nhỏ từ Tam Đảo đổ xuống rồi hợp thành sông Tiểu Đáy. Sông Cà Lồ phát nguyên từ Sơn Tây, dài khoảng mười cây số, chảy qua Vĩnh Yên, Phúc Yên, đến Bắc Ninh thì hợp với sông Cầu. Về mùa cạn thuyền bè không đi lại được vì lòng sông có nhiều bãi cát nổi lên.
Hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng và khá phát triển. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm gần kề ngay sân bay quốc tế Nội Bài, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|