NHỮNG LỚP PHÙ SA Tác Gỉa Đinh Ngọc Hùng
quangnam :: VAN HOC & DOI SONG :: TRUYEN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
NHỮNG LỚP PHÙ SA Tác Gỉa Đinh Ngọc Hùng
Phải ở đời, mỗi người sẽ day dứt bởi điều gì ấy? Đời chị day dứt bởi sóng nước. Tiếng sóng ám ảnh ngày. Tiếng sóng ám ảnh đêm. Cả trong giấc ngủ sóng còn ám ảnh. Sông! Là từ nhỏ chị đã thấy. Và đời chị cũng gắn liền với sông. Sông tạo sóng. Sóng xô qua đời chị lớp này lớp khác. Xoáy sâu thành bờ lở? Bồi đắp phù sa? Nhưng lắng đọng ngày một đầy lên.
Tiếng xe máy đi xuống chân cầu. ánh đèn pha loang nảy lập bập trên đường gồ ghề. Đến đầu hồi tiếng xe máy và ánh đèn tắt ngấm. Thằng Thiện đã về. Nó càu nhàu chuyện bực mình vừa gặp:
- Vập đầu bọn gái ăn sương, ngày mai đi chợ không tránh đâu khỏi đen đủi.
Thấy chị ngồi ở hiên, nó tháo đôi sọt vứt vào xó sân, hỏi:
- Nhà tôi đâu mẹ?
- Nó đang rửa chum vại dưới sông- Chị đáp.
- Xì! Giờ này hẵng còn sờ sịt. Mà tôi ra sông tắm đây.
Nó cởi áo vắt lên vai, cắm đầu bước. Đi được một đoạn, nó nói với lại phía sau:
- Mà này mẹ! Mấy người bên chợ huyện họ khen mắm nhà mình thơm lại ngấu. Họ bảo ngày mai đặt thêm mấy hũ. Cơ chừng có kịp không?
- ừ! Mấy hũ mới cũng ngấu rồi đấy.
Bóng thằng Thiện đã khuất dưới bờ sông. Chị trở vào trong nhà. Khắp nhà mắm đang ngấu bốc mùi thơm đặc trưng. Chị có cái tật cứ mỗi lần thấy nó về lại giật mình. Mới ngoài hai mươi mà nó đã bươn chải Bắc Nam, làm cửu vạn, lơ xe, phụ hồ rồi đi cát. Năm ngoái còn theo bạn lên tận cửa khẩu Lạng Sơn buôn lậu, sang Tuyên Quang đãi vàng. Vừa rồi bên kia cầu có mở công ty may, nó nộp đơn xin đi công nhân nhưng được ba tháng thì bỏ. Nó bảo, làm ở đó đồng lương bèo bọt lại bó buộc, chẳng ra sao. Giờ về chạy chợ, suốt ngày quần quật trên đường, mặt cháy sém vì nắng nhưng lòng thì thoải mái. Có hôm tụ tập uống bia đâu đó với bạn tối trẫm mới về lại bảo: "Ngẫm lại đời vừa muốn sống lại vừa muốn chết". Cách ăn nói của nó bỗ bã, chao chát, chỏng lỏn, đôi khi chị cũng thấy chạnh lòng. Nhưng nghĩ nó là con mình lại thôi. Để sau đó lại có lúc chạnh lòng. Xã hội quăng quật, nhào nặn, tránh sao sứt mẻ.
Có tiếng con gái, tiếng đàn ông vang mặt nước. Lại vợ chồng nó tắm táp với nhau. Hôm nào chúng nó cũng chờ nhau về mới tắm. Chị thường bắt gặp chúng nó tắm truồng. Chị cũng chẳng chắc có khi nào chúng nó làm chuyện đó ngoài bờ sông.
Trên cầu xe cộ vẫn rầm rập qua lại. Có những xe công ten nơ, trọng tải hàng mấy chục tấn làm cầu rung lên như sắp sập. ừ ! ở đời, bất cứ cái gì, dù là những vật tầm thường nhưng gắn với ta đều thành quan trọng. Với chị cây cầu cũng quan trọng.
- Đi đi con! Đi đi!
Ông nội chị không đứng dậy như mọi người, mà chỉ ngồi ở mũi thuyền phẩy tay. Con đò bành bành nổ máy rồi nhằm thẳng hướng bờ thẳng tiến. Đó là ngày chị đi làm dâu. Làng chài trên sông khuất dần. Những đám bèo trôi dạt quấn vào mạn thuyền, tiễn chị về nhà chồng. Phận người con gái làng chài cũng như dám bèo kia. Trôi nổi khắp bờ sông cuối bãi, biết dạt vào bến nào. Ông nội già quá rồi. Ngay làng chài ngày mai biết ai đi ai ở. Lên được bờ là mơ ước. "Giang", đó là cái tên ông nội đặt cho chị. Nếu bố mẹ còn sống, họ có muốn chị mang cái tên đó không? Cái tên khi mang thì nó vận vào người như nợ. Người ta bước chân lên bờ là lìa sông, đằng này chị bước chân lên bờ sông vẫn không rời.
Căn nhà hai gian, chị buộc tấm màn gió xanh che cửa nách thành hai ngăn trong ngoài. Sau đêm cưới, bà mẹ chồng nằng nặc đòi cái giường đôi. Chồng chị phải kê cái chõng tre ở nhà ngoài vào thế chỗ. Dù sao chõng tre đặt trên bờ còn hơn vạn sạp thuyền. Ba lần chồng bò lên bụng chị đều cong mình như con tôm. Ngoài nhà bà mẹ chồng i ẻo hát xẩm suốt đêm.
- Nào! Nào! Giữ đây cho tôi. Không, cẩn thận! Đổ mẹ nó bây giờ!. Thôi, thôi! Đã bảo không phải đùn lên dốc. Xe máy chứ có phải xe đạp đếch đâu mà đùn với đẩy.
Rồi tiếng xe máy tành tành, ánh đèn pha sáng lóa khắp sân. Vài phút sau bóng tối ngập trở lại, tiếng xe máy xa dần, hòa vào tiếng động của xe cộ trên cầu. Vài ánh đèn pha loang loáng từ đầu cầu bên kia sông hắt sang, soi rõ bóng người đi lại ngoài sân. Nó là con dâu chị.
- Nhài ơi! Hãy còn sớm, vào ngủ thêm một lúc nữa đi.
Chị nói thế thì nói chứ chị biết nó chẳng trở vào. Nó cắp thúng đi ra làng chài lấy cá sớm về cho chị bóp mắm. Chị nhìn ra sông. ánh đèn từ nhà máy bên kia cầu hắt sáng một vùng. Những dải sóng ngoằn ngoèo bò như những con thuồng luồng. Không nằm được, chị trở dậy bóp mắm.
Chị sinh con bé lớn, ba ngày bà mẹ chồng mới bước vào nhà. Vạch tã, nhìn thấy cái rãnh ở háng con bé, bà không thèm nói lời nào quay ngoắt đi. Chị hoảng hốt ôm con thật chặt. Qua tuần chị đã tự vào bếp nấu nướng, ra sông giặt đồ. Có hôm sa sẩm mặt mày, suýt đâm đầu xuống nước.
- Để đấy, đừng có động vào. Tôi làm!
Chồng chị giằng lấy chậu quần áo. Bà mẹ chồng nhổ toẹt bã trầu xuống rệ cỏ:
- Chết không dễ đâu. Tao đẻ mày ngoài sông, phải tự cắt rốn, rửa ráy lấy. Có chết được đâu.
Chồng chị văng tục mấy câu, vùng vằng bỏ ra sông, mặc chị với bà mẹ chồng.
Điều chị thấy lạ ở bà mẹ chồng, đàn bà cũng uống rượu. Những lúc uống, bà ngồi ở cửa hiên lải nhải đủ thứ chuyện nhà nọ nhà kia rồi chửi vung lão khốn nạn này, con mụ kia.
Sống mãi đâm quen, cái gì lặp lại cũng thành thói quen. Chiều chiều chị ẵm con ra sông ngóng làng chài. Ông nội chắc chưa biết mình lên chức cụ. Người làng chài đã rời đi không mấy khi trở lại khúc sông cũ. Sinh nở làm cho đàn bà lột xác. Chị thành người đàn bà có vẻ đẹp mặn mà. Nước da bánh mật con gái làng chài nhìn không chán mắt. Ngồi tu rượu dưới bụi tre tránh nắng, bà mẹ chồng buông lời mát mẻ:
- Đàn bà có chồng có con, ra đó câu bọn đàn ông à? Dọc khúc sông này không thiếu đứa chửa hoang đâu.
Chị hoảng hốt bế con về.
Gia đình chồng chị ba đời chở đò. Chị nghe kể, đời ông chồng vốn là dân ngụ cư từ nơi khác trôi dạt đến đây. Năm đói ất Dậu ông chết còng queo ở bến đò. Bộ quần áo mặc trên người chẳng biết thằng nào lột mất. Bố chồng chị cũng chở đò cho mãi đến lúc ốm chết. Dạo trước, mẹ chồng chị khỏe như vâm, suốt ngày quần quật dưới bến bốc vác thuê: đội đá, dỡ bè, cào hến... bà có tật nghiện rượu. Ngày không có vài hớp không chịu được. Tửu lượng của bà, đàn ông có người xách váy. Sau chồng chết, bà uống rượu càng nhiều. Mỗi khi uống là bà lại hát, vừa buồn vừa nẫu.
Một mùa nước lớn, ban đêm, thuyền bà vào gần bờ thì dính lựng xoáy. May mà không chết. Nhưng cánh tay trái bị mái chèo chém phải bại hẳn.
Người làng bảo, chồng chị là tên giết người. Chồng chị cũng bảo:
- Tôi là thằng giết người, thằng đi tù về. Đấy! Biết rồi còn dám thương không?
Sau nhiều đêm đắn đo, chị gật đầu.
- Nếu dám thương thì làm đám cưới.
Lại gật. Chị hỏi:
- Vì sao anh giết người ta?
Chồng chị mắt đỏ sọc nhìn về bên sông:
- Nó quỵt tiền đò. Nó chửi tôi. Chửi gì thì được chứ nó đòi đ... mẹ tôi thì không chịu được. Tiện mái chèo phang một nhát. Chỉ thấy cái cổ nó ặt xuống. Cả thân hình đổ ầm. Thằng chó! Chỉ khẽ thế đã ra ma.
- Sau đấy thì sao?
- Sau đấy thì đi ở tù- Chồng chị vỗ vỗ vào mạn chiếc đò sắt- Ra tù, tôi đi làm thuê, vay thêm bạn bè mua cái đò này. Năm mã lực đấy. Chạy hay ra phết.
Con dâu lại nôn khan. Chị vốc cho nó nắm muối ngậm. Kinh nghiệm người làng chài. Chị bắt nó vào giường nằm. Đàn bà chửa, ngửi mùi tanh làm gì mà không lộn mửa. Nó cơ chừng mệt, nằm thiêm thiếp trên giường. Chị đặt bàn tay lên bụng con dâu khẽ ấn. Cái thai trong bụng nó cựa quậy đáp lại. Con bé này nghén rong. Mãi tháng thứ sáu rồi, thấy mùi lạ vẫn cứ nôn ọe.
Lần có chửa con lớn, chị nghén không nhiều lắm, nhưng chửa lần sau nghén đến khốn khổ. Từ hôm vợ đẻ, chồng chị ngủ lại dưới đò, bảo ở nhà tiếng trẻ con khóc nhức óc không chịu được. Một đêm, vừa thiếp đi, chị có cảm giác bị đè nghẹt thở. Tỉnh dậy thấy mình trần truồng. Chị co người hất chồng rơi xuống phản. Nhưng vừa ngã xuống gã lại lồm cồm bò lên.
- Đồ khốn nạn!- chị hét lên- Tôi còn chưa sạch máu sinh.
Tiếng hét của chị chìm vào đêm và bị đè bẹp. Bất lực chị nằm nhìn chân chân lên mái nhà, mặc những cơn đau thốc tới. Sau đấy một dạo chị lại mang thai.
Nghe chị báo tin có thai, chồng chị dửng dưng:
- Chửa thì đẻ, có sao. Trước sau gì mà chẳng phải đẻ.
Nhìn bụng chị, mẹ chồng phán:
-Tụt thế kia, đợt này chắc chắn là thằng cu.
Rồi mấy hôm sau, bà xách về một xâu thuốc bắc bảo chị sắc uống cho an thai. Đó là lần đầu tiên chị cảm thấy không ghét bà.
Chồng chị hay rủ mấy người bạn về nhà tụ tập uống rượu. Con nhỏ, vợ chửa, đã không đỡ đần lại bày như đống rác, chị càu nhàu. Chồng chị cầm vỏ chai vẩy ngược ra cửa, sướt qua mặt chị vỡ choang trên mặt đất, cất giọng lè nhè:
- Có muốn ngoa mồm nữa thôi?
Nước mắt giàn giụa, chị cắn răng tự hỏi: Đời mình còn cực hơn không? Mấy lần quẫn chí, chị vung tay đấm thùm thụp vào bụng cho cái thai phải sẩy. Cũng may chị chưa làm điều ác.
Song dù chị có hối hận, đứa thứ hai cũng không ở với chị được lâu. Một lần ra sông chơi nó ngã chết đuối. Xác nó mấy ngày sau được vớt dưới bãi nghể. Đêm hôm chị sinh, ở ngoài cửa bể có một trận lốc lớn. Đài thông báo có nhiều gia đình ngư dân gặp nạn. Chẳng biết ông ra sao. Đã bao lần chị thuyết phục ông lên bờ ở cùng vợ chồng chị, ông đều lắc đầu. Sông đã ăn sâu vào máu thịt nên không xa nó được. Với lại một đời chưa bước chân lên bờ, cuối đời lại đi trên mặt đất thấy nó không quen. Đêm đó, đau suốt từ tối đến gà gáy thì chị sinh. Lần đầu tiên bà mẹ chồng không uống rượu để đón cháu. Khi lại là con gái, bà cầm chai rượu tu một hơi cạn sạch rồi nằm luôn bậc cửa ngủ, miệng không ngớt lèm bèm rủa con dâu.
Thằng Thiện về giữa lúc nắng gắt, mặt đỏ dừ. Vợ nó lấy cái quạt phe phẩy, nó gạt phăng đi:
- Đã bụng chửa lại còn vẽ. Tôi không cần. Gió sông mát gấp vạn quạt.
Rồi nó cằn nhằn:
- Lúc ngoành vào chợ quệt xe vỡ toi hũ mắm. Thật phí của trời.
Một lúc sau, có vẻ đã nghĩ rất nhiều, nó nói:
- Mẹ này! Ngày mai tôi thử đi chợ thiên bỏ mối một chuyến xem sao. Bên đó cũng có làng mắm, nhưng chưa chắc đã ngon bằng mắm mình. Thời buổi này làm ăn phát ngán.
Nó nằm dạng chân trên phản ở hiên ngủ. Tiếng ngáy vang như sấm. Thằng Thiện càng lớn, chị càng khẳng định nó giống đặc chồng chị.
Sau ngày chị sinh con gái thứ hai, chồng chị ở tịt dưới đò. Ngoài lúc trở khách còn lại tụ tập bạn bè uống rượu. Bà mẹ chồng lại hát những điệu xẩm ỉ eo não ruột. Cái Ngà, đứa con gái lớn sợ bố như sợ cọp, sợ cả tiếng hát xẩm của bà nội. Con bé Ngà tính nhút nhát, lại yếu đuối. Mỗi lần bà nội hắng giọng, nó lại nép chặt vào lòng chị. Nó không nói nhưng chị biết nó sợ. Chị chỉ biết ôm nó vào lòng vỗ về, xoa lưng, xoa đầu.
Thời gian rỗi, chị lại mang lưới ra đan. Quãng đời sống dưới sông, đây là nghề chị thành thục. Mà với người làng chài, ngoài đánh cá và đan lưới cuộc sống còn gì nữa. Chị làm, đứa nhỏ buộc sau lưng, đứa lớn quấn dưới chân. Vài ba hôm lại mang những tấm lưới đan được ra chợ giao cho bà hàng xén.
Con người ta sinh ra ở trên đời có phải chỉ để làm những việc lặp đi lặp lại. Chị rút ra điều ấy từ chồng và mẹ chồng, đôi khi từ chính cuộc sống quẩn quanh của mình. Chồng chị ngày càng gầy đét vì rượu. Thế nhưng để làm chuyện ấy gã dư thừa sức lực. Đêm nào gã cũng phải mò vào giường chị một lần rồi mới chịu ra sông. Lúc đầu thì một đôi lần, thôi cũng qua. Nhưng nó kéo dài dai dẳng khiến chị mệt mỏi. Nhất là đánh vật với chuyện con cái, mưu sinh, sự ham muốn của chị đã suy kiệt. Đôi lúc cứ liều nhắm mắt cho xong. Nhiều đêm chị ngủ cứ ngủ, chồng muốn làm gì cũng mặc.
Tiếng xe máy đi xuống chân cầu. ánh đèn pha loang nảy lập bập trên đường gồ ghề. Đến đầu hồi tiếng xe máy và ánh đèn tắt ngấm. Thằng Thiện đã về. Nó càu nhàu chuyện bực mình vừa gặp:
- Vập đầu bọn gái ăn sương, ngày mai đi chợ không tránh đâu khỏi đen đủi.
Thấy chị ngồi ở hiên, nó tháo đôi sọt vứt vào xó sân, hỏi:
- Nhà tôi đâu mẹ?
- Nó đang rửa chum vại dưới sông- Chị đáp.
- Xì! Giờ này hẵng còn sờ sịt. Mà tôi ra sông tắm đây.
Nó cởi áo vắt lên vai, cắm đầu bước. Đi được một đoạn, nó nói với lại phía sau:
- Mà này mẹ! Mấy người bên chợ huyện họ khen mắm nhà mình thơm lại ngấu. Họ bảo ngày mai đặt thêm mấy hũ. Cơ chừng có kịp không?
- ừ! Mấy hũ mới cũng ngấu rồi đấy.
Bóng thằng Thiện đã khuất dưới bờ sông. Chị trở vào trong nhà. Khắp nhà mắm đang ngấu bốc mùi thơm đặc trưng. Chị có cái tật cứ mỗi lần thấy nó về lại giật mình. Mới ngoài hai mươi mà nó đã bươn chải Bắc Nam, làm cửu vạn, lơ xe, phụ hồ rồi đi cát. Năm ngoái còn theo bạn lên tận cửa khẩu Lạng Sơn buôn lậu, sang Tuyên Quang đãi vàng. Vừa rồi bên kia cầu có mở công ty may, nó nộp đơn xin đi công nhân nhưng được ba tháng thì bỏ. Nó bảo, làm ở đó đồng lương bèo bọt lại bó buộc, chẳng ra sao. Giờ về chạy chợ, suốt ngày quần quật trên đường, mặt cháy sém vì nắng nhưng lòng thì thoải mái. Có hôm tụ tập uống bia đâu đó với bạn tối trẫm mới về lại bảo: "Ngẫm lại đời vừa muốn sống lại vừa muốn chết". Cách ăn nói của nó bỗ bã, chao chát, chỏng lỏn, đôi khi chị cũng thấy chạnh lòng. Nhưng nghĩ nó là con mình lại thôi. Để sau đó lại có lúc chạnh lòng. Xã hội quăng quật, nhào nặn, tránh sao sứt mẻ.
Có tiếng con gái, tiếng đàn ông vang mặt nước. Lại vợ chồng nó tắm táp với nhau. Hôm nào chúng nó cũng chờ nhau về mới tắm. Chị thường bắt gặp chúng nó tắm truồng. Chị cũng chẳng chắc có khi nào chúng nó làm chuyện đó ngoài bờ sông.
Trên cầu xe cộ vẫn rầm rập qua lại. Có những xe công ten nơ, trọng tải hàng mấy chục tấn làm cầu rung lên như sắp sập. ừ ! ở đời, bất cứ cái gì, dù là những vật tầm thường nhưng gắn với ta đều thành quan trọng. Với chị cây cầu cũng quan trọng.
- Đi đi con! Đi đi!
Ông nội chị không đứng dậy như mọi người, mà chỉ ngồi ở mũi thuyền phẩy tay. Con đò bành bành nổ máy rồi nhằm thẳng hướng bờ thẳng tiến. Đó là ngày chị đi làm dâu. Làng chài trên sông khuất dần. Những đám bèo trôi dạt quấn vào mạn thuyền, tiễn chị về nhà chồng. Phận người con gái làng chài cũng như dám bèo kia. Trôi nổi khắp bờ sông cuối bãi, biết dạt vào bến nào. Ông nội già quá rồi. Ngay làng chài ngày mai biết ai đi ai ở. Lên được bờ là mơ ước. "Giang", đó là cái tên ông nội đặt cho chị. Nếu bố mẹ còn sống, họ có muốn chị mang cái tên đó không? Cái tên khi mang thì nó vận vào người như nợ. Người ta bước chân lên bờ là lìa sông, đằng này chị bước chân lên bờ sông vẫn không rời.
Căn nhà hai gian, chị buộc tấm màn gió xanh che cửa nách thành hai ngăn trong ngoài. Sau đêm cưới, bà mẹ chồng nằng nặc đòi cái giường đôi. Chồng chị phải kê cái chõng tre ở nhà ngoài vào thế chỗ. Dù sao chõng tre đặt trên bờ còn hơn vạn sạp thuyền. Ba lần chồng bò lên bụng chị đều cong mình như con tôm. Ngoài nhà bà mẹ chồng i ẻo hát xẩm suốt đêm.
- Nào! Nào! Giữ đây cho tôi. Không, cẩn thận! Đổ mẹ nó bây giờ!. Thôi, thôi! Đã bảo không phải đùn lên dốc. Xe máy chứ có phải xe đạp đếch đâu mà đùn với đẩy.
Rồi tiếng xe máy tành tành, ánh đèn pha sáng lóa khắp sân. Vài phút sau bóng tối ngập trở lại, tiếng xe máy xa dần, hòa vào tiếng động của xe cộ trên cầu. Vài ánh đèn pha loang loáng từ đầu cầu bên kia sông hắt sang, soi rõ bóng người đi lại ngoài sân. Nó là con dâu chị.
- Nhài ơi! Hãy còn sớm, vào ngủ thêm một lúc nữa đi.
Chị nói thế thì nói chứ chị biết nó chẳng trở vào. Nó cắp thúng đi ra làng chài lấy cá sớm về cho chị bóp mắm. Chị nhìn ra sông. ánh đèn từ nhà máy bên kia cầu hắt sáng một vùng. Những dải sóng ngoằn ngoèo bò như những con thuồng luồng. Không nằm được, chị trở dậy bóp mắm.
Chị sinh con bé lớn, ba ngày bà mẹ chồng mới bước vào nhà. Vạch tã, nhìn thấy cái rãnh ở háng con bé, bà không thèm nói lời nào quay ngoắt đi. Chị hoảng hốt ôm con thật chặt. Qua tuần chị đã tự vào bếp nấu nướng, ra sông giặt đồ. Có hôm sa sẩm mặt mày, suýt đâm đầu xuống nước.
- Để đấy, đừng có động vào. Tôi làm!
Chồng chị giằng lấy chậu quần áo. Bà mẹ chồng nhổ toẹt bã trầu xuống rệ cỏ:
- Chết không dễ đâu. Tao đẻ mày ngoài sông, phải tự cắt rốn, rửa ráy lấy. Có chết được đâu.
Chồng chị văng tục mấy câu, vùng vằng bỏ ra sông, mặc chị với bà mẹ chồng.
Điều chị thấy lạ ở bà mẹ chồng, đàn bà cũng uống rượu. Những lúc uống, bà ngồi ở cửa hiên lải nhải đủ thứ chuyện nhà nọ nhà kia rồi chửi vung lão khốn nạn này, con mụ kia.
Sống mãi đâm quen, cái gì lặp lại cũng thành thói quen. Chiều chiều chị ẵm con ra sông ngóng làng chài. Ông nội chắc chưa biết mình lên chức cụ. Người làng chài đã rời đi không mấy khi trở lại khúc sông cũ. Sinh nở làm cho đàn bà lột xác. Chị thành người đàn bà có vẻ đẹp mặn mà. Nước da bánh mật con gái làng chài nhìn không chán mắt. Ngồi tu rượu dưới bụi tre tránh nắng, bà mẹ chồng buông lời mát mẻ:
- Đàn bà có chồng có con, ra đó câu bọn đàn ông à? Dọc khúc sông này không thiếu đứa chửa hoang đâu.
Chị hoảng hốt bế con về.
Gia đình chồng chị ba đời chở đò. Chị nghe kể, đời ông chồng vốn là dân ngụ cư từ nơi khác trôi dạt đến đây. Năm đói ất Dậu ông chết còng queo ở bến đò. Bộ quần áo mặc trên người chẳng biết thằng nào lột mất. Bố chồng chị cũng chở đò cho mãi đến lúc ốm chết. Dạo trước, mẹ chồng chị khỏe như vâm, suốt ngày quần quật dưới bến bốc vác thuê: đội đá, dỡ bè, cào hến... bà có tật nghiện rượu. Ngày không có vài hớp không chịu được. Tửu lượng của bà, đàn ông có người xách váy. Sau chồng chết, bà uống rượu càng nhiều. Mỗi khi uống là bà lại hát, vừa buồn vừa nẫu.
Một mùa nước lớn, ban đêm, thuyền bà vào gần bờ thì dính lựng xoáy. May mà không chết. Nhưng cánh tay trái bị mái chèo chém phải bại hẳn.
Người làng bảo, chồng chị là tên giết người. Chồng chị cũng bảo:
- Tôi là thằng giết người, thằng đi tù về. Đấy! Biết rồi còn dám thương không?
Sau nhiều đêm đắn đo, chị gật đầu.
- Nếu dám thương thì làm đám cưới.
Lại gật. Chị hỏi:
- Vì sao anh giết người ta?
Chồng chị mắt đỏ sọc nhìn về bên sông:
- Nó quỵt tiền đò. Nó chửi tôi. Chửi gì thì được chứ nó đòi đ... mẹ tôi thì không chịu được. Tiện mái chèo phang một nhát. Chỉ thấy cái cổ nó ặt xuống. Cả thân hình đổ ầm. Thằng chó! Chỉ khẽ thế đã ra ma.
- Sau đấy thì sao?
- Sau đấy thì đi ở tù- Chồng chị vỗ vỗ vào mạn chiếc đò sắt- Ra tù, tôi đi làm thuê, vay thêm bạn bè mua cái đò này. Năm mã lực đấy. Chạy hay ra phết.
Con dâu lại nôn khan. Chị vốc cho nó nắm muối ngậm. Kinh nghiệm người làng chài. Chị bắt nó vào giường nằm. Đàn bà chửa, ngửi mùi tanh làm gì mà không lộn mửa. Nó cơ chừng mệt, nằm thiêm thiếp trên giường. Chị đặt bàn tay lên bụng con dâu khẽ ấn. Cái thai trong bụng nó cựa quậy đáp lại. Con bé này nghén rong. Mãi tháng thứ sáu rồi, thấy mùi lạ vẫn cứ nôn ọe.
Lần có chửa con lớn, chị nghén không nhiều lắm, nhưng chửa lần sau nghén đến khốn khổ. Từ hôm vợ đẻ, chồng chị ngủ lại dưới đò, bảo ở nhà tiếng trẻ con khóc nhức óc không chịu được. Một đêm, vừa thiếp đi, chị có cảm giác bị đè nghẹt thở. Tỉnh dậy thấy mình trần truồng. Chị co người hất chồng rơi xuống phản. Nhưng vừa ngã xuống gã lại lồm cồm bò lên.
- Đồ khốn nạn!- chị hét lên- Tôi còn chưa sạch máu sinh.
Tiếng hét của chị chìm vào đêm và bị đè bẹp. Bất lực chị nằm nhìn chân chân lên mái nhà, mặc những cơn đau thốc tới. Sau đấy một dạo chị lại mang thai.
Nghe chị báo tin có thai, chồng chị dửng dưng:
- Chửa thì đẻ, có sao. Trước sau gì mà chẳng phải đẻ.
Nhìn bụng chị, mẹ chồng phán:
-Tụt thế kia, đợt này chắc chắn là thằng cu.
Rồi mấy hôm sau, bà xách về một xâu thuốc bắc bảo chị sắc uống cho an thai. Đó là lần đầu tiên chị cảm thấy không ghét bà.
Chồng chị hay rủ mấy người bạn về nhà tụ tập uống rượu. Con nhỏ, vợ chửa, đã không đỡ đần lại bày như đống rác, chị càu nhàu. Chồng chị cầm vỏ chai vẩy ngược ra cửa, sướt qua mặt chị vỡ choang trên mặt đất, cất giọng lè nhè:
- Có muốn ngoa mồm nữa thôi?
Nước mắt giàn giụa, chị cắn răng tự hỏi: Đời mình còn cực hơn không? Mấy lần quẫn chí, chị vung tay đấm thùm thụp vào bụng cho cái thai phải sẩy. Cũng may chị chưa làm điều ác.
Song dù chị có hối hận, đứa thứ hai cũng không ở với chị được lâu. Một lần ra sông chơi nó ngã chết đuối. Xác nó mấy ngày sau được vớt dưới bãi nghể. Đêm hôm chị sinh, ở ngoài cửa bể có một trận lốc lớn. Đài thông báo có nhiều gia đình ngư dân gặp nạn. Chẳng biết ông ra sao. Đã bao lần chị thuyết phục ông lên bờ ở cùng vợ chồng chị, ông đều lắc đầu. Sông đã ăn sâu vào máu thịt nên không xa nó được. Với lại một đời chưa bước chân lên bờ, cuối đời lại đi trên mặt đất thấy nó không quen. Đêm đó, đau suốt từ tối đến gà gáy thì chị sinh. Lần đầu tiên bà mẹ chồng không uống rượu để đón cháu. Khi lại là con gái, bà cầm chai rượu tu một hơi cạn sạch rồi nằm luôn bậc cửa ngủ, miệng không ngớt lèm bèm rủa con dâu.
Thằng Thiện về giữa lúc nắng gắt, mặt đỏ dừ. Vợ nó lấy cái quạt phe phẩy, nó gạt phăng đi:
- Đã bụng chửa lại còn vẽ. Tôi không cần. Gió sông mát gấp vạn quạt.
Rồi nó cằn nhằn:
- Lúc ngoành vào chợ quệt xe vỡ toi hũ mắm. Thật phí của trời.
Một lúc sau, có vẻ đã nghĩ rất nhiều, nó nói:
- Mẹ này! Ngày mai tôi thử đi chợ thiên bỏ mối một chuyến xem sao. Bên đó cũng có làng mắm, nhưng chưa chắc đã ngon bằng mắm mình. Thời buổi này làm ăn phát ngán.
Nó nằm dạng chân trên phản ở hiên ngủ. Tiếng ngáy vang như sấm. Thằng Thiện càng lớn, chị càng khẳng định nó giống đặc chồng chị.
Sau ngày chị sinh con gái thứ hai, chồng chị ở tịt dưới đò. Ngoài lúc trở khách còn lại tụ tập bạn bè uống rượu. Bà mẹ chồng lại hát những điệu xẩm ỉ eo não ruột. Cái Ngà, đứa con gái lớn sợ bố như sợ cọp, sợ cả tiếng hát xẩm của bà nội. Con bé Ngà tính nhút nhát, lại yếu đuối. Mỗi lần bà nội hắng giọng, nó lại nép chặt vào lòng chị. Nó không nói nhưng chị biết nó sợ. Chị chỉ biết ôm nó vào lòng vỗ về, xoa lưng, xoa đầu.
Thời gian rỗi, chị lại mang lưới ra đan. Quãng đời sống dưới sông, đây là nghề chị thành thục. Mà với người làng chài, ngoài đánh cá và đan lưới cuộc sống còn gì nữa. Chị làm, đứa nhỏ buộc sau lưng, đứa lớn quấn dưới chân. Vài ba hôm lại mang những tấm lưới đan được ra chợ giao cho bà hàng xén.
Con người ta sinh ra ở trên đời có phải chỉ để làm những việc lặp đi lặp lại. Chị rút ra điều ấy từ chồng và mẹ chồng, đôi khi từ chính cuộc sống quẩn quanh của mình. Chồng chị ngày càng gầy đét vì rượu. Thế nhưng để làm chuyện ấy gã dư thừa sức lực. Đêm nào gã cũng phải mò vào giường chị một lần rồi mới chịu ra sông. Lúc đầu thì một đôi lần, thôi cũng qua. Nhưng nó kéo dài dai dẳng khiến chị mệt mỏi. Nhất là đánh vật với chuyện con cái, mưu sinh, sự ham muốn của chị đã suy kiệt. Đôi lúc cứ liều nhắm mắt cho xong. Nhiều đêm chị ngủ cứ ngủ, chồng muốn làm gì cũng mặc.
quangnam :: VAN HOC & DOI SONG :: TRUYEN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|