quangnam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LÕI ĐẤT

Go down

LÕI ĐẤT Empty LÕI ĐẤT

Bài gửi  Admin Fri Nov 28, 2008 10:36 pm

-Phải về lại làng.
Cha tôi bảo với cả nhà. Trừ mẹ còn lại ai cũng hoang mang. Làng nào nữa? Từ khi sinh ra, ngoài đất này, chúng tôi chưa từng nghe cha mẹ nói về nó. Mẹ ngồi im lặng.
- Dù mạt vận cũng phải về. Bán hết- Cha tôi nói như để dứt khoát với chính mình.
Ngày đi cha đi một mình. Ngày về, sau cha là mẹ, ba chúng tôi và bốn mốt con bò. Khi đó anh Sơn tám tuổi, chị Mài bảy tuổi và tôi sáu tuổi.
- Làng đấy! Cha chỉ lùm cây đen thẫm nằm thấp thoáng giữa cánh đồng xa xa.
Khi đến gần đó là một cây đa đại thụ. Sự trở về của năm con người và bốn mốt con bò trở thành sự kiện của làng Gò. Người ta đổ ra xem. Vài người à lên thỏa mãn khi nhận ra cha tôi.
Đêm đầu về làng, gia đình tôi cùng bốn mốt con bò nghỉ ở gò đất lớn đầu làng. Mẹ và chị Mài hạ củi bắc bếp thổi cơm. Lũ bò sau chuyến đi dài nằm ngả ngốn. Mùa tháng mười, sương xuống nhanh, chẳng mấy đã giăng khắp cánh đồng ải trắng. Tôi bị hút vào những ngôi mả vừa sang áo, tấm ván thôi và quần áo cũ vứt la liệt. Anh Sơn bá vai tôi. Không bảo tự dưng hai anh em rùng mình.
Làng tôi nghèo. Đếm khắp lượt không nổi vài gia đình khá giả. Phong cảnh chẳng có gì đặc sắc. Cái duy nhất người làng hay nhắc là ngôi đền thờ bà chúa Sao Sa với tám bia đá ghi danh những người đỗ đạt. Tự dưng tám bia đá biến mất. Sau này dân làng mới biết vợ chồng Độ đã chở về nhà đập nung vôi. Cũng chẳng sao. Ông đồ nho cuối cùng của làng đã mất cách đây tám năm, trong làng còn ai đọc được. Nhìn dãy bia đá sừng sững ở cổng đền, ngó trông uy nghiêm, trạm trổ tinh xảo song cứ như nom vào bức vách. Thành thử nó tồn tại hay không cũng chẳng ảnh hưởng đến cuộc sống người làng.
Sau tám bia đá, cây đa đại thụ từ thời khai lập làng- Cây đa cha chỉ cho chúng tôi dấu hiệu đầu tiên của làng khi cả gia đình về từ miền ngược- khô cành héo lá. Như mọi năm, mùa đông cây trút lá, đầu xuân lộc biếc đâm chồi, nhưng giờ tới tận hè, cũng chẳng nảy lộc nào. Cuối cùng phải đẵn bỏ, kẻo một dạo nữa cành mục, gió bão rơi vỡ ngói đền.
Một hôm có đoàn khảo cổ về làng. Lúc đó mọi người mới vỡ lẽ, họ muốn khảo cứu tám văn bia cổ. Nếu đúng như văn bản gốc nhà nước sẽ cấp bằng di tích văn hóa. Thôi rồi còn đâu. Tám văn bia giờ đã thành vôi vữa. Đoàn khảo cổ sửng sốt. Họ bảo vùng này còn chứa trong lòng đất vô vàn bí ẩn. Những người già trong làng ồ lên. Thảo nào ngoài đầm sậy, mấy nhà làm ghạch đào được mộ thuyền.
Vợ Độ phát điên. Chẳng biết do lấy tám tấm bia nên bị báo ứng hay điên vì người làng rủa. Khổ nhất là mấy đứa nhỏ, mẹ viện nọ viện kia, bị bỏ như đồ ba vạ. Đi xem thầy bảo: Thánh thần giáng tội. Suốt kiếp cứ lo làm trả nợ. Các thầy cao tay được đón về, bùa chú dán quanh nhà, chuông khánh cúng ma rộn rịch khắp làng. Rồi đền nọ miếu kia kêu cầu, cứ thấy bảo thiêng là tìm đến, hỏi chỉ thấy bảo sắp khỏi. Ai đời vụ cấy, gù lưng được mấy cái mạ, xâm xẩm tối lại lụi cụi nhổ lên.
Người già trong làng than thở từ dạo tám bia đá mất rồi cây đa chết, đất long mạch, đất học của làng bị triệt nên không còn ai đỗ vào đại học. Ngay người ra ngoài làm rạng danh làng xóm cũng không. Dân làng cứ luẩn quẩn quanh với đất làng. Cha tôi nói con cháu hiển đạt đều do mồ mả ông bà phát. Ngày xưa đã có chuyện thù nhau, mời thầy về yểm đất.
Về làng, việc đầu tiên cha tôi làm là bán tám con bò mua lại ngôi nhà cũ, mặc dù nó đổ nát và không xứng ngần ấy. Mẹ tôi xót của, cha tôi gầm lên:
- Dù có phải bán cả gia tài cũng mua.
Ba anh em tôi dạt ra góc vườn để tránh bất cứ thứ gì có thể phang vào đầu khi cha tôi lên cơn thịnh nộ.
Việc thứ hai, ông gọi thợ mổ mổ liền lúc hai con bò mời các họ trong làng. Trong làng có họ Phùng Văn, Trần Quốc, Nguyễn Đức, tôi hỏi còn họ Đinh thì sao. Ông nhổ toẹt bãi nước bọt:
- Trong mắt cái làng này cha mày chỉ là cục cứt.
Giọng nói của ông có sự hằn học khiến tôi ớn lạnh.
Phải mười năm sau tôi mới dám đổ lỗi cho cha về cái chết của mẹ. Lần đầu tiên ông không chửi tôi. Ông bảo, nếu tận mắt chứng kiến cái chết không theo quy luật của người thân, con người ta chỉ có thể nghĩ đến việc trả thù. Tôi uất nghẹn. Vì chuyện người chết cha bỏ mặc những người đang sống. Tại sao người ta chỉ thừa nhận nỗi đau người khác gây cho mình chứ không thừa nhận nỗi đau mình gây cho người khác. Tôi không rõ sao lần lượt từng người đàn bà trong làng ngả vào vòng tay cha. Phải cha có bùa chú? Khi mẹ chết tôi nhận ra, cuộc sống là hiện tại. Tương lai có thể đến, nhưng chưa chắc. Còn quá khứ sẽ không trở lại. Mỗi khi tôi đứng trước mộ mẹ điều đó lại được khẳng định.
Là anh em trai nhưng tôi trái ngược hoàn toàn anh Sơn. Anh Sơn cao, gầy, gương mặt sát lì lợm, ngược lại tôi được thừa hưởng nước da trắng trẻo, cặp môi đỏ của mẹ. Ai cũng bảo anh Sơn là đứa ương ngạnh. Tôi hoài nghi. Không biết bao lần tôi và chị Mài chứng kiến anh giơ lưng chịu đòn mà lỗi không thuộc về anh. Những lúc đó thương anh trào nước mắt, kéo anh ra bờ sông an ủi những câu ngô nghê. Nhưng sau này người dám trái cha là tôi chứ không phải anh Sơn.
Tôi còn nhớ khi thấy anh Sơn lê lết xin ăn trên xe buýt liên tỉnh. Đôi bàn tay giờ là chân xỏ trong ba chiếc dép nhựa được khâu cộp lại. Tôi giằng mũ xé nát, xé cả những đồng tiền hành khách bố thí ném ra khỏi xe.
- Về! Về ngay!- Tôi gằn giọng.
- Mày điên rồi Lộc ạ- Anh nói, mắt nhìn tôi vô cảm.
Tôi ớn lạnh giống buổi chiều tháng mười trước cánh đồng sương trắng xóa có những ngôi mả sang áo. Khi đã bình tâm lại anh nói:
- Số tao nó vậy đấy. Con người sinh ra phải có số của riêng mình. Cứ sống đi rồi khắc biết. Đừng bảo tao nói điêu.
ở làng anh là người đầu tiên mua được xe máy. Tiếng xe máy làm sửng sốt làng Gò không khác cái dạo gia đình tôi từ mạn ngược về cùng bốn mốt con bò. Nhưng anh gặp tai nạn thảm khốc cũng từ xe máy. Đâm vào cột mốc, thần chết chỉ lấy đôi chân cũng là phúc bảy đời. Nguyên nhân tai nạn do anh thua bạc, do vỡ nợ, do say rượu. Nguyên nhân thật khi biết cái thai trong bụng vợ không phải của mình. Dằn vặt tha thứ, không tha thứ đến nỗi đâm vào cột mốc. Khi anh phải cưa hai chân, không cần anh dằn vặt chị dâu tôi cũng bỏ đi. Thế mới biết lòng người đen bạc. ở đời , khi chưa gặp sóng gió, khi chưa thân bại danh liệt thì thói đen bạc còn chưa lộ mặt.
- Sống như vậy được sao? - Tôi hỏi.
- Được chứ. Tao đếch chết. Anh hằn học.
- Thiếu bàn tay đàn bà, thiên chức.
- Thiên chức, thiên chức. Việc ấy bọn gái điếm làm tốt nhất. Chỉ cần có tiền nhét vào ngực nó.
Không hiểu sao tôi cho rằng cái thai trong bụng chị dâu là của cha tôi. Tôi ghê tởm suy nghĩ của mình nhưng không sao gạt được nó khỏi đầu. Tôi còn mường tượng lúc thằng bé ra đời đi giữa cha và anh tôi gọi bố. Trong mắt người làng, mẹ tôi chết vì bệnh. Bệnh của mẹ có căn nguyên từ những người đàn bà. Mỗi người đàn bà ngả vào vòng tay cha là đẩy mẹ gần sự chết. Con người mẹ vốn cam chịu. Nước mắt có thể chảy ra ngoài nhưng nỗi đau nuốt vào trong. Phận người nhỏ bé, nỗi đau quá lớn, nó tàn phá mẹ đến kiệt cùng.
Cha tôi trả thù. Ông lôi về mớ thịt bèo nhèo, đỏ máu hì hụi xào nấu rồi bắc giữa nhà lấy rượu ngồi nhắm. Thấy tôi và anh Sơn ông gọi vào.
- Thịt đấy, ăn đi.
Anh Sơn ăn. Tôi cũng ăn. Ngon. Ròn. Ăn xong cha tôi bảo:
- Thịt người đấy, nhau bà đẻ.
Tôi và anh Sơn bưng miệng nhào ra sân nhổ phì phì. Dù móc họng cho nôn ọe nhưng chỉ nhểu ra được tí rãi rớt. Cha tôi làu bàu:
- Còn chưa bằng cái nhục cha mày.
Từ đó trong làng có đàn bà đẻ, cha tôi đến xin nhau thai. Cũng có người mê tín, nhưng khi cha bảo để làm thuốc chữa bệnh họ đều cho.
-Ăn đi.
Sau khi xào nấu cha lại gọi tôi và anh Sơn.
- Vì sao, và để làm gì?
- Để tao có cảm giác lũ người ở làng này đang bị ăn thịt.
Rượu nói hay cha nói? Lời người hay lời quỷ? Anh Sơn dè dặt ăn. Không biết thì thôi, chứ biết rồi đời nào tôi chịu.
- Lộc, mày không ăn à?
Một chén rượu hất thẳng vào mặt tôi. Tôi hốt hoảng ho sặc sụa.
- Cha để con ăn thay em.
Anh Sơn ôm ghì tôi. Tôi gạt tay anh, vùng chạy khỏi nhà. Tại sao người ta phải ăn thịt người? Trong những bánh nhau đỏ máu kia biết đâu chẳng có cái mang dòng máu của cha. Tôi rùng mình và lộn mửa. Mẹ ôm tôi khóc thầm mỗi đêm. Vài năm sau đó mẹ qua đời.
Chị Mài đem con về chơi. Thằng Hậu, thằngThủy đưa ánh mắt rụt rè nhìn ông ngoại, nhìn tôi.
- Lại đây cậu cho quà.
Hai thằng vẫn không nhúc nhích. ánh mắt chúng đang mang sao giống ánh mắt chị Mài ngày xưa.
- Anh Thập vẫn đối xử tốt với chị chứ?
Hành động của chị không ra gật cũng không ra lắc. Tôi hơi cợn trong lòng.
- Giờ ở Nam. Chắc độ tết nguyên đán mới về.
- Chuyện người ta đồn với người đàn bà kia có không?
Chị lắc như nói với mình.
- Không. Anh ấy không phải hạng người bạc bẽo.
Tôi bóp hai vai chị. Lâu lắm tôi mới có cảm giác chạm vào da thịt người thân. Tôi nói với chị:

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 207
Join date : 20/10/2008
Age : 36
Đến từ : quang nam

https://quangnam.aforumfree.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết