TRONG VƯỜN ĐIỆP NHÂN(TT)
quangnam :: VAN HOC & DOI SONG :: TRUYEN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TRONG VƯỜN ĐIỆP NHÂN(TT)
Lát sau Y và bà Nhật đã ngồi trên ghế dưới bóng cây, tay trong tay, và giòng tâm sự của bà Nhật cứ tuôn trào không dứt.
Bà Nhật kể là con rể và con gái làm nhà mới xong, cứ một mực xúi mẹ bán nhà dưới tỉnh đến ở chung, vì họ đã làm cho mẹ một phòng riêng. Bà nghe lời bán nhà đến ở chung, mới biết con gái và con rể muốn giao cho mẹ già lo việc cơm nước. Bà cho biết ông con rể làm chức vụ khá lớn ở công ty buôn bán, quen tiếp khách hàng, mồm miệng rất khéo nên bà nghĩ là bà đã mắc mưu con rể. Con gái bà chỉ có một cậu con trai đã lớn, sắp ra trường, đã có công ty hứa nhận và cháu ngoại bà cũng đã thuê nhà ở riêng. Nhưng con gái của bà là một nhà thư pháp có tên tuổi mà bà không muốn nói tên. Con gái bà chỉ muốn dành thì giờ để sáng tác, vì vậy có lẽ cần có mẹ già đến ở, thay vì thuê người giúp việc. Khi hiểu ra điều này bà đã bỏ nhà đi biệt, không cho ai hay biết bà đi đâu. Bà bỏ đi lang thang các tỉnh nay đây mai đó, tối tối dừng chân nơi các lữ quán. Bà hối hận vì đã lỡ nghe lời đường mật của con rể mà bán căn nhà cũ của người chồng đã quá cố. Bán đi thì dễ, nay mua lại cũng khó. Thế rồi họ tìm được bà về.
Nhưng bởi tính cách của người Nhật, giữa họ không một ai nói thật ra những ý nghĩ trong lòng, rể và con gái chỉ coi như bà mẹ già mải đi thăm họ hàng rồi đãng trí quên báo về nhà.
Thằng cháu ngoại bắt bà phải biết cách dùng điện thoại di động để liên lạc khi cần. Bà thoái thác vác ba lô đi chơi bảo là để cho khỏi thiếu vận động sinh bệnh tật tuy tình thực là để khỏi phải bỏ tiền túi đi chợ và nấu cơm tối cho con gái và rể, mà bà nghĩ là họ coi như bà phải lo tiền chợ thay vì trả tiền phòng. Tối tối bà về tới sau khi họ đã ăn cơm, đi thẳng về phòng, mà con gái hay rể cũng chẳng mời mẹ xuống ăn tối, tuy hình như cũng có để phần cơm. Bà bảo
- Chúng nó giả vờ bảo nhau rằng " Để cho mẹ nghỉ ", mà chẳng thèm mời tôi ra ăn tối. Cho nên tôi cũng biết thân lo mua cái gì về phòng ăn cho qua bữa tối.
- o O o -
Y cảm thấy đau lòng vì phải nghe một người mẹ kể tội con gái mình, bèn hỏi sang chuyện khác
- Con gái bà là nhà thư pháp à?
Y chỉ hỏi một câu, bà Nhật lại bắt đầu vừa nói vừa hồi tưởng lại những kỷ niệm êm đềm, và tuy bà nói một cách khiêm tốn như thói quen của người Nhật khi nói về người thân của mình, nhưng không giấu được niềm tự hào về con gái.
Ừ, nó viết từ khi còn học trung học cơ. Đầu tiên là viết thơ haiku gửi dự thi các kỳ thi thơ của thành phố, rồi được thưởng. Bài ấy nó viết về gì nhỉ … Sau đó thì người ta mời viết chỗ này chỗ kia. Nó không chỉ làm thơ mà còn vẽ nữa, rồi nó học thư pháp, được bằng sư phạm mở lớp dạy. Có tác phẩm được đăng trong các cuộc triển lãm, đăng báo này báo kia. Cô biết đấy, nhà thư pháp hay thi sĩ hay họa sĩ là phải giàu trí tưởng tượng, ví dụ tác phẩm về mùa thu thì đã phải hoàn thành từ mùa hè chứ đâu phải đến mùa thu mới đi xem lá đỏ hay cảnh thu rồi mới sáng tác đâu. Tôi cũng biết là nó rất bận rộn, đầu óc không thảnh thơi.
Bà bỗng chép miệng rồi buông ra một câu, thật bất ngờ
-Ngày xưa thanh tú đẹp đẽ là thế mà bây giờ như cái thùng tô nô ấy ! Chán quá !
Nãy giờ Y cũng nhận thấy bà Nhật này dáng người thanh tú lịch sự, nên đoán biết được bà con gái của bà hẳn là xưa kia rất đẹp, và hiểu được phần nào nỗi thất vọng của bà. Bà vẫn còn kể từ tốn nhưng không ngừng, từ chuyện con gái sang chuyện con trai. Hóa ra bà có còn có một ông con trai cũng thông minh học giỏi làm việc tại một viện nghiên cứu kỹ thuật nọ, nhưng tình duyên gia đạo không được may mắn. Càng nghe bà nói Y càng hiểu ra rằng đây là một bà mẹ Nhật đã dầy công dậy dỗ hai con nên người, một khoa học gia tài giỏi và một nhà nghệ thuật tài ba, đến nỗi bà phải giấu tên tuổi của hai con. Tuy kể tội con nhưng thỉnh thoảng bà vẫn buột miệng nói ra những lời rất tự hào về con về cháu.
Hôm nay là cái hôm gì mà bà lại tâm sự cùng Y?
Có lẽ vì Y là một người nước ngoài, nên bà đã không e ngại như đối với người Nhật, và đây là dịp duy nhất cho bà tâm sự cũng nên.
Y thấy tội nghiệp cho bà, tìm lời an ủi, mà đó cũng là những suy đoán của Y:
-Cháu bà thông minh, và vì biết bà cũng thông minh nên mới bắt bà nhớ này nhớ kia, và thanh niên Nhật thời nay dễ gì đã chịu gần gũi với người già, tôi nghĩ là cháu bà thích bà đấy.
Quả nhiên, mắt bà cụ bỗng sáng lên
- Đúng đấy. Nó làm như tôi là tiểu đồng của nó hay học trò của nó, để nó thử dậy tôi thứ này thứ kia, xem tôi có hiểu không và xem thử nó dậy có giỏi không ! Nó đang bắt tôi học sử dụng máy vi tính và tập viết email, tập đọc internet đấy cô ạ
-Thôi đúng là cậu ấy thích bà ngoại chứ còn gì nữa ạ?
Bà Nhật nở nụ cười tươi nhất từ nẫy đến giờ
- Có lẽ là thế.
Y lại thử dò hỏi:
-Còn con gái của bà, tôi nghĩ là cô ấy vô ý thôi chứ không phải là có tà ý với mẹ đâu. Nhưng có lẽ bà là một người quen sống tự lập, nên bà cảm thấy gò bó tù túng vì cuộc sống chung với con và con rể?
Lần này thì bà Nhật không dễ dàng bị Y thuyết phục, đôi mắt bà lộ vẻ hoang mang
-Con gái tôi nó đã thay đổi nhiều sau khi nó có gia đình. Nó nghe lời chồng nó.
Y không dám đi xa hơn nữa, chỉ dám nói vớt vát:
-Nhưng cô ấy thông minh và là một nghệ thuật gia, tâm hồn cô chắc hẳn vẫn còn những tố chất cao quý của bà. Cô muốn bà đến ở vì cô chỉ có thể tin cẩn mẹ mà thôi. Người nghệ sĩ thường rất khó tính và có những bí mật trong nghề nên không dễ gì nuôi người lạ trong nhà.
Bà nở nụ cười lóe lên ánh mắt thông minh như đã đọc được thâm ý của Y, nhưng với một chút hạnh phúc sung sướng mãn nguyện, bà gật đầu bảo Y
-Ta cũng mong là thế !
Y cảm thấy mình nên rút lui là vừa, vả cũng đã gần trưa, nên rủ bà ra khỏi vườn Vạn Diệp. Họ đi qua quán trà, ghé lại uống nước, và bấy giờ hỏi thăm người bán hàng mới phát giác ra rằng ngày mồng một đầu tháng 8 không phải là ngày lễ hội hoa sen Ô ga, mà là đến chủ nhật tới, tức là chủ nhật đầu tháng 8 cơ. Bà Nhật bỗng tha thiết nắm tay Y dặn dò, bịn rịn.
-Nhớ nhé, sáng chủ nhật nhớ đến xem hoa nhé. Rồi mình lại gặp nhau. Thế nào cũng gặp lại nhau nhé.
Rồi hai người chia tay, không ai ngỏ ý cho người kia biết địa chỉ hay số điện thoại của mình. Bà Nhật đi ra cửa vườn, không biết là dự định sau đó đi đâu, vì theo lời bà thì bà thường lang thang ngoài đường giết thì giờ suốt ngày. Ở thành phố này các ông bà già có vé đi xe buýt miễn phí nên đi đâu cũng được.
Y đi chầm chậm sau lưng bà, vòng lên đồi hoa mai trước khi đi vòng ra cửa vườn. Quanh đồi hoa mai là một rặng cây gì rất cao, ve kêu inh ỏi. Y ngửa mặt nhìn lên vòm lá, nhớ lại câu chuyện vừa qua với bà Nhật. Bất giác hai giòng lệ nóng hổi bỗng chảy dài xuống má, Y để mặc cho sóng lòng trào dâng thổn thức, những tiếng nấc nhè nhẹ hòa vào với tiếng ve kêu inh ỏi trên vòm cây.
Không ạ, bà ơi, xin lỗi bà, tôi sẽ không đi xem hoa sen vào chủ nhật tới đâu. Để một ngày nào đó bà sẽ đi với con gái, với cháu ngoại của bà. Bà hãy quên tôi, một người nước ngoài tình cờ gặp gỡ, không biết tuổi tên.
Y bỗng nhớ mẹ hơn bao giờ hết.
Kết Thúc (END) Quỳnh Chi
» Trong Vườn Vạn Diệp
Những Truyện Ngắn Khác
» Cưới Mướn
» Tình Đầu
» Ngày Xưa Tôi Đã Yêu
» Sợ Vợ Lợi Hay Hại ?
» Mười Bảy Tuổi
» Quỷ Sống
» Gai Của Hoa Hồng
» Câu Chuyện Liêu Trai
» Một Mình
» Tình Đầu - Một Huyền Thoại
» Ngộ Nhận
» Bông Hồng Cho Tình Đầu
» Nỗi Nhớ Xa Xưa
» Tình Yêu Màu Xanh
» Nơi Ấy, Giờ Chia Xa
» Cánh Đồng Hoa Dại
» Những Mảnh Đời Trôi Giạt
» Mảnh Vỡ
» Mưa Trong Kỷ Niệm
» Sợ Vợ
» Mùa Hoa Tuyết
» Mưa Chiều
» Chim Bay Còn Để Vết Tìm
Bà Nhật kể là con rể và con gái làm nhà mới xong, cứ một mực xúi mẹ bán nhà dưới tỉnh đến ở chung, vì họ đã làm cho mẹ một phòng riêng. Bà nghe lời bán nhà đến ở chung, mới biết con gái và con rể muốn giao cho mẹ già lo việc cơm nước. Bà cho biết ông con rể làm chức vụ khá lớn ở công ty buôn bán, quen tiếp khách hàng, mồm miệng rất khéo nên bà nghĩ là bà đã mắc mưu con rể. Con gái bà chỉ có một cậu con trai đã lớn, sắp ra trường, đã có công ty hứa nhận và cháu ngoại bà cũng đã thuê nhà ở riêng. Nhưng con gái của bà là một nhà thư pháp có tên tuổi mà bà không muốn nói tên. Con gái bà chỉ muốn dành thì giờ để sáng tác, vì vậy có lẽ cần có mẹ già đến ở, thay vì thuê người giúp việc. Khi hiểu ra điều này bà đã bỏ nhà đi biệt, không cho ai hay biết bà đi đâu. Bà bỏ đi lang thang các tỉnh nay đây mai đó, tối tối dừng chân nơi các lữ quán. Bà hối hận vì đã lỡ nghe lời đường mật của con rể mà bán căn nhà cũ của người chồng đã quá cố. Bán đi thì dễ, nay mua lại cũng khó. Thế rồi họ tìm được bà về.
Nhưng bởi tính cách của người Nhật, giữa họ không một ai nói thật ra những ý nghĩ trong lòng, rể và con gái chỉ coi như bà mẹ già mải đi thăm họ hàng rồi đãng trí quên báo về nhà.
Thằng cháu ngoại bắt bà phải biết cách dùng điện thoại di động để liên lạc khi cần. Bà thoái thác vác ba lô đi chơi bảo là để cho khỏi thiếu vận động sinh bệnh tật tuy tình thực là để khỏi phải bỏ tiền túi đi chợ và nấu cơm tối cho con gái và rể, mà bà nghĩ là họ coi như bà phải lo tiền chợ thay vì trả tiền phòng. Tối tối bà về tới sau khi họ đã ăn cơm, đi thẳng về phòng, mà con gái hay rể cũng chẳng mời mẹ xuống ăn tối, tuy hình như cũng có để phần cơm. Bà bảo
- Chúng nó giả vờ bảo nhau rằng " Để cho mẹ nghỉ ", mà chẳng thèm mời tôi ra ăn tối. Cho nên tôi cũng biết thân lo mua cái gì về phòng ăn cho qua bữa tối.
- o O o -
Y cảm thấy đau lòng vì phải nghe một người mẹ kể tội con gái mình, bèn hỏi sang chuyện khác
- Con gái bà là nhà thư pháp à?
Y chỉ hỏi một câu, bà Nhật lại bắt đầu vừa nói vừa hồi tưởng lại những kỷ niệm êm đềm, và tuy bà nói một cách khiêm tốn như thói quen của người Nhật khi nói về người thân của mình, nhưng không giấu được niềm tự hào về con gái.
Ừ, nó viết từ khi còn học trung học cơ. Đầu tiên là viết thơ haiku gửi dự thi các kỳ thi thơ của thành phố, rồi được thưởng. Bài ấy nó viết về gì nhỉ … Sau đó thì người ta mời viết chỗ này chỗ kia. Nó không chỉ làm thơ mà còn vẽ nữa, rồi nó học thư pháp, được bằng sư phạm mở lớp dạy. Có tác phẩm được đăng trong các cuộc triển lãm, đăng báo này báo kia. Cô biết đấy, nhà thư pháp hay thi sĩ hay họa sĩ là phải giàu trí tưởng tượng, ví dụ tác phẩm về mùa thu thì đã phải hoàn thành từ mùa hè chứ đâu phải đến mùa thu mới đi xem lá đỏ hay cảnh thu rồi mới sáng tác đâu. Tôi cũng biết là nó rất bận rộn, đầu óc không thảnh thơi.
Bà bỗng chép miệng rồi buông ra một câu, thật bất ngờ
-Ngày xưa thanh tú đẹp đẽ là thế mà bây giờ như cái thùng tô nô ấy ! Chán quá !
Nãy giờ Y cũng nhận thấy bà Nhật này dáng người thanh tú lịch sự, nên đoán biết được bà con gái của bà hẳn là xưa kia rất đẹp, và hiểu được phần nào nỗi thất vọng của bà. Bà vẫn còn kể từ tốn nhưng không ngừng, từ chuyện con gái sang chuyện con trai. Hóa ra bà có còn có một ông con trai cũng thông minh học giỏi làm việc tại một viện nghiên cứu kỹ thuật nọ, nhưng tình duyên gia đạo không được may mắn. Càng nghe bà nói Y càng hiểu ra rằng đây là một bà mẹ Nhật đã dầy công dậy dỗ hai con nên người, một khoa học gia tài giỏi và một nhà nghệ thuật tài ba, đến nỗi bà phải giấu tên tuổi của hai con. Tuy kể tội con nhưng thỉnh thoảng bà vẫn buột miệng nói ra những lời rất tự hào về con về cháu.
Hôm nay là cái hôm gì mà bà lại tâm sự cùng Y?
Có lẽ vì Y là một người nước ngoài, nên bà đã không e ngại như đối với người Nhật, và đây là dịp duy nhất cho bà tâm sự cũng nên.
Y thấy tội nghiệp cho bà, tìm lời an ủi, mà đó cũng là những suy đoán của Y:
-Cháu bà thông minh, và vì biết bà cũng thông minh nên mới bắt bà nhớ này nhớ kia, và thanh niên Nhật thời nay dễ gì đã chịu gần gũi với người già, tôi nghĩ là cháu bà thích bà đấy.
Quả nhiên, mắt bà cụ bỗng sáng lên
- Đúng đấy. Nó làm như tôi là tiểu đồng của nó hay học trò của nó, để nó thử dậy tôi thứ này thứ kia, xem tôi có hiểu không và xem thử nó dậy có giỏi không ! Nó đang bắt tôi học sử dụng máy vi tính và tập viết email, tập đọc internet đấy cô ạ
-Thôi đúng là cậu ấy thích bà ngoại chứ còn gì nữa ạ?
Bà Nhật nở nụ cười tươi nhất từ nẫy đến giờ
- Có lẽ là thế.
Y lại thử dò hỏi:
-Còn con gái của bà, tôi nghĩ là cô ấy vô ý thôi chứ không phải là có tà ý với mẹ đâu. Nhưng có lẽ bà là một người quen sống tự lập, nên bà cảm thấy gò bó tù túng vì cuộc sống chung với con và con rể?
Lần này thì bà Nhật không dễ dàng bị Y thuyết phục, đôi mắt bà lộ vẻ hoang mang
-Con gái tôi nó đã thay đổi nhiều sau khi nó có gia đình. Nó nghe lời chồng nó.
Y không dám đi xa hơn nữa, chỉ dám nói vớt vát:
-Nhưng cô ấy thông minh và là một nghệ thuật gia, tâm hồn cô chắc hẳn vẫn còn những tố chất cao quý của bà. Cô muốn bà đến ở vì cô chỉ có thể tin cẩn mẹ mà thôi. Người nghệ sĩ thường rất khó tính và có những bí mật trong nghề nên không dễ gì nuôi người lạ trong nhà.
Bà nở nụ cười lóe lên ánh mắt thông minh như đã đọc được thâm ý của Y, nhưng với một chút hạnh phúc sung sướng mãn nguyện, bà gật đầu bảo Y
-Ta cũng mong là thế !
Y cảm thấy mình nên rút lui là vừa, vả cũng đã gần trưa, nên rủ bà ra khỏi vườn Vạn Diệp. Họ đi qua quán trà, ghé lại uống nước, và bấy giờ hỏi thăm người bán hàng mới phát giác ra rằng ngày mồng một đầu tháng 8 không phải là ngày lễ hội hoa sen Ô ga, mà là đến chủ nhật tới, tức là chủ nhật đầu tháng 8 cơ. Bà Nhật bỗng tha thiết nắm tay Y dặn dò, bịn rịn.
-Nhớ nhé, sáng chủ nhật nhớ đến xem hoa nhé. Rồi mình lại gặp nhau. Thế nào cũng gặp lại nhau nhé.
Rồi hai người chia tay, không ai ngỏ ý cho người kia biết địa chỉ hay số điện thoại của mình. Bà Nhật đi ra cửa vườn, không biết là dự định sau đó đi đâu, vì theo lời bà thì bà thường lang thang ngoài đường giết thì giờ suốt ngày. Ở thành phố này các ông bà già có vé đi xe buýt miễn phí nên đi đâu cũng được.
Y đi chầm chậm sau lưng bà, vòng lên đồi hoa mai trước khi đi vòng ra cửa vườn. Quanh đồi hoa mai là một rặng cây gì rất cao, ve kêu inh ỏi. Y ngửa mặt nhìn lên vòm lá, nhớ lại câu chuyện vừa qua với bà Nhật. Bất giác hai giòng lệ nóng hổi bỗng chảy dài xuống má, Y để mặc cho sóng lòng trào dâng thổn thức, những tiếng nấc nhè nhẹ hòa vào với tiếng ve kêu inh ỏi trên vòm cây.
Không ạ, bà ơi, xin lỗi bà, tôi sẽ không đi xem hoa sen vào chủ nhật tới đâu. Để một ngày nào đó bà sẽ đi với con gái, với cháu ngoại của bà. Bà hãy quên tôi, một người nước ngoài tình cờ gặp gỡ, không biết tuổi tên.
Y bỗng nhớ mẹ hơn bao giờ hết.
Kết Thúc (END) Quỳnh Chi
» Trong Vườn Vạn Diệp
Những Truyện Ngắn Khác
» Cưới Mướn
» Tình Đầu
» Ngày Xưa Tôi Đã Yêu
» Sợ Vợ Lợi Hay Hại ?
» Mười Bảy Tuổi
» Quỷ Sống
» Gai Của Hoa Hồng
» Câu Chuyện Liêu Trai
» Một Mình
» Tình Đầu - Một Huyền Thoại
» Ngộ Nhận
» Bông Hồng Cho Tình Đầu
» Nỗi Nhớ Xa Xưa
» Tình Yêu Màu Xanh
» Nơi Ấy, Giờ Chia Xa
» Cánh Đồng Hoa Dại
» Những Mảnh Đời Trôi Giạt
» Mảnh Vỡ
» Mưa Trong Kỷ Niệm
» Sợ Vợ
» Mùa Hoa Tuyết
» Mưa Chiều
» Chim Bay Còn Để Vết Tìm
Similar topics
» TRONG VƯỜN ĐIỆP NHÂN
» la so doanh nhan
» NGƯỜI CHƠI NHẪN
» Sao Hạn Trong Năm
» Hội An trong tâm tưởng
» la so doanh nhan
» NGƯỜI CHƠI NHẪN
» Sao Hạn Trong Năm
» Hội An trong tâm tưởng
quangnam :: VAN HOC & DOI SONG :: TRUYEN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|