Hội An: Cái niêu đồng bé nhỏ kỳ diệu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hội An: Cái niêu đồng bé nhỏ kỳ diệu
Hội An là sự yên tĩnh và bé mọn, song vì thế mà quý hiếm trong đời sống ồn ào và "hoành tráng" của chúng ta. Với tôi, Hội An kính nhi các kiểu hoành tráng... Điện thoại một người bạn từ TP.HCM gọi lúc tôi đang nhâm nhi tách cà phê nóng ở quán Tam Tam trên đường Trần Phú. Bạn hỏi: Hội An thế nào? 5 năm trước, đạo diễn Phillip Noice đã chọn chính quán này để dựng Ngôi nhà 500 cô gái cho bộ phim Người Mỹ trầm lặng và cũng phải chờ đến 5 năm sau người dân Hội An mới có cơ hội xem những thước phim được quay trên mảnh đất của mình nhờ một công ty VN mua bản quyền phát hành bộ phim có nhã ý cho BTC lễ hội Hành trình di sản 2005 mượn chiếu tại rạp Hội An trong một tuần.
Có lẽ Phillip Noice không phải nhọc công dàn dựng lại quá khứ, vì ở đây quá khứ được lưu giữ gần như hoàn hảo.
Bên kia đường, đối diện với Tam Tam là bổn hiệu Savonnerie - xưởng làm Xà phòng, tên hãng đắp xi măng kiểu cọ. Kề đấy "Bổn hiệu đại lý cao đơn hườn tán của nhà thuốc Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn" vẫn còn nguyên. Mẹt trái cây của bà Tám ở góc phố, mít bóc trên lá chuối, gánh chè bắp, chè đậu vỉa hè 1.000 đồng một ly, đường Trần Phú, đường Nguyễn Thái Học, mấy chị chổng mông đạp xe rao "ốc nóng", không phải loại ốc mít hay ốc bươu khêu khêu nước mắm gừng như ở Hà Nội, Sài Gòn mà là loại ốc cườm bé bằng móng tay xào với hành mỡ, khi ăn mút nhỏ nhẹ và chậm rãi từng con, từng con một.
Nhịp sống chậm rãi từ tốn, nhỏ nhẹ được Hội An lưu giữ. Ngay cả dãy nhà hàng Tây mặt phố Bặch Đằng trông ra sông Hoài, Tây từ tên quán, nào lá chuối Banana Leaf, nào Fai Foo, Tây từ cách bày thực đơn menu ngay mặt tiền, Tây cả thức ăn đồ uống cũng Spaghetti, Pizza và cà phê Capuchino, nhưng cách thức phục vụ và chế biến vẫn rất...
Hội An, nghĩa là khách cứ từ mà gọi, và từ từ mà chờ, phải nén lòng chờ đấy mà không thể bực mình, vì những tiếng "dạ" rất ngọt và những nụ cười rất hiền. Căng thẳng với đời sống nháo nhào cái gì cũng "fast", đến đây người ta được sống chậm lại. Đi bộ, nhanh nhất thì đạp xe (khách du lịch có thể thuê xe đạp với giá 10.000 đồng/ngáy) vì trung tâm phố cổ Hội An cấm sử dụng phương tiện động cơ (xe máy) lâu rồi. Chợ quê Hội An cho uống rượu nhưng cấm bán bia vì theo lời giải thích cán bộ địa phương, bia dễ uống nhiều, uống nhanh và... dễ sinh nói nhảm.
Khi chậm lại, tôi thấy Hội An giống... cái niêu cơm các cụ ngày trước. Nhiều khách tới chơi nhà đã bật cười khi thấy bên mâm cơm chiếc niêu đồng điếu bé nhỏ, để rồi sau đó ngỡ ngàng phát hiện ra rằng nhỏ bé vậy nhưng chiếc niêu đồng lại "giấu" một lượng cơm đáng nể nhờ vóc dáng đặc biệt của nó. Cái "niêu cơm Hội An" dăm phố ngang, dăm phố dọc đạp xe tưởng hết mọi ngóc ngách trong không đầy một giờ đồng hồ, nhưng để khám phá hết vẻ đẹp, vẻ quyến rũ của Hội An, e rằng một chuyến đi không đủ.
Nhà cổ, chùa Cầu, Hội quán Phúc Kiến hay Đêm phố cổ vừa được trao giải thưởng The Guide Awards; tường rêu, sông Hoài, dịch vụ may mặc lấy liền với giá cực "mềm" hay "đặc sản đèn lồng" mới được đăng ký bản quyền thương hiệu? Hay những ngách phố đêm không đèn loang loáng ánh sáng của những chiếc đèn lồng ngoài phố chính, rêu và ướt át nhưng tuyệt nhiên không có mùi... cái mùi "đặc trưng" không chỉ của những khu du lịch không chỉ ở VN? (Chỉ riêng việc giải quyếr chuyện cái mùi này, Hội An đã xứng đáng cho cả thủ đô Văn hiến và Hòn ngọc Viễn Đông phải kính nể. Vệ sinh trong phố cổ đầu là vệ sinh công cộng miễn phí nhưng sạch sẽ và thậm chí được bố trí ngay trong không gian nhà cổ. Và cả rác, một hình ảnh của "văn minh du lịch" cũng gần như không có ở đây). Hay là gánh chè vỉa hè suốt từ năm 200 đến nay vẫn giữ giá 1000 đồng một lỳ dù khách là người địa phương, dân du lịch hay Tây balô? Hay đặc sản bánh đập -hến- xào bánh tráng -cơm-hến- chè bắp Cẩm Nam bên dòng sông Thu Bồn bên kia bãi ngô ngút mắt mà 3 kẻ "lữ khách" chúng tôi thưởng thức mê say với tổng chi phí hết...39.000 đồng bao gồm cả khăn và nước uống? Hay đơn giản chỉ là đồ vật "mini" được làm bằng đất nung qua bàn tay khéo léo của ông Vương Thiệu Quang, một trong những người đầu tiên "khai sinh" ra nghề làm đèn lồng Hội An, những con khỉ "mini" giá 1 USD hấp dẫn hàng trăm du khách quốc tế nhờ sự tinh tế và khéo kéo của đôi tay? Hay là chuyện xe máy vứt 3 ngày ngoài cửa vẫn không mất và chị thợ may Hội An sẵn sàng làm xe ôm miễn phí cho chúng tôi mà không cần dọn hàng khóa cửa?
Hội An là..., là tất cả những thứ đó, là sự yên tĩnh và bé mọn, song vì thế mà quý hiếm trong đời sống ồn ào và "hoành tráng" của chúng ta. Hơn ai hết, người dân Hội An hiểu giá trị thực của những thứ tưởng bé mọn ấy, hiểu cái giá mà họ phải trả (như vẫn ở trong ngôi nhà cổ thiếu tiện nghi hiện đại và chịu cảnh nước ngập hằng năm) và những gì họ nhận được từ ngành công nghiệp không khói được xem là hiệu quả nhất hiện nay. Hội An (thị xã và vùng phụ cận) hiện có khoảng 70 khách sạn và khu nghỉ resort với cỡ 3.000 phòng luôn hoạt động với công suất cao (khoảng 70% số phòng). Doanh thu du lịch tăng trưởng cao 30-35% trong năm 2004 với nguồn thu chủ yếu là khách du lịch nước ngoài (nhiều nhất là châu Âu, Mỹ, Australia và Nhật Bản).
Nhưng chen chúc trong dòng người tứ xư đổ về Đêm phố cổ Hội An ngày bế mạc tuần lễ hội hành trình di sản hấy đèn rực rỡ trên sông Hoài, thấy âm thanh ca nhạc rộn rã, thấy đám đông ồn ào, lòng lại chợt gợn lên e ngại. E ngại sự xô bồ này sẽ làm mất đi hình ảnh một phố thị cổ yên tĩnh nhất thế giới. E ngại sự hoành tráng này (mà lễ hội nào cũng thích hoành tráng, sân khấu nào cũng dàn dựng hoành tráng, bài phát biểu nào cũng mong hoành tráng) sẽ phá đi sự hấp dẫn của một vẻ đẹp hoàn tòan "không hoành tráng". Tôi nghe nói tại Lễ hội hành trình di sản năm trước cả trăm điện thoại di động và ví tiền bị mất cắp (trong đó có rất nhiều khách VIP) mà kinh. Bọn đạo chích toàn ở những nơi khác dạt về, theo "mùi" du lịch.
Với tôi, Hội An vẫn là cái niêu đồng bé nhỏ và kỳ diệu. Và kính nhi các kiểu hoành tráng...
Có lẽ Phillip Noice không phải nhọc công dàn dựng lại quá khứ, vì ở đây quá khứ được lưu giữ gần như hoàn hảo.
Bên kia đường, đối diện với Tam Tam là bổn hiệu Savonnerie - xưởng làm Xà phòng, tên hãng đắp xi măng kiểu cọ. Kề đấy "Bổn hiệu đại lý cao đơn hườn tán của nhà thuốc Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn" vẫn còn nguyên. Mẹt trái cây của bà Tám ở góc phố, mít bóc trên lá chuối, gánh chè bắp, chè đậu vỉa hè 1.000 đồng một ly, đường Trần Phú, đường Nguyễn Thái Học, mấy chị chổng mông đạp xe rao "ốc nóng", không phải loại ốc mít hay ốc bươu khêu khêu nước mắm gừng như ở Hà Nội, Sài Gòn mà là loại ốc cườm bé bằng móng tay xào với hành mỡ, khi ăn mút nhỏ nhẹ và chậm rãi từng con, từng con một.
Nhịp sống chậm rãi từ tốn, nhỏ nhẹ được Hội An lưu giữ. Ngay cả dãy nhà hàng Tây mặt phố Bặch Đằng trông ra sông Hoài, Tây từ tên quán, nào lá chuối Banana Leaf, nào Fai Foo, Tây từ cách bày thực đơn menu ngay mặt tiền, Tây cả thức ăn đồ uống cũng Spaghetti, Pizza và cà phê Capuchino, nhưng cách thức phục vụ và chế biến vẫn rất...
Hội An, nghĩa là khách cứ từ mà gọi, và từ từ mà chờ, phải nén lòng chờ đấy mà không thể bực mình, vì những tiếng "dạ" rất ngọt và những nụ cười rất hiền. Căng thẳng với đời sống nháo nhào cái gì cũng "fast", đến đây người ta được sống chậm lại. Đi bộ, nhanh nhất thì đạp xe (khách du lịch có thể thuê xe đạp với giá 10.000 đồng/ngáy) vì trung tâm phố cổ Hội An cấm sử dụng phương tiện động cơ (xe máy) lâu rồi. Chợ quê Hội An cho uống rượu nhưng cấm bán bia vì theo lời giải thích cán bộ địa phương, bia dễ uống nhiều, uống nhanh và... dễ sinh nói nhảm.
Khi chậm lại, tôi thấy Hội An giống... cái niêu cơm các cụ ngày trước. Nhiều khách tới chơi nhà đã bật cười khi thấy bên mâm cơm chiếc niêu đồng điếu bé nhỏ, để rồi sau đó ngỡ ngàng phát hiện ra rằng nhỏ bé vậy nhưng chiếc niêu đồng lại "giấu" một lượng cơm đáng nể nhờ vóc dáng đặc biệt của nó. Cái "niêu cơm Hội An" dăm phố ngang, dăm phố dọc đạp xe tưởng hết mọi ngóc ngách trong không đầy một giờ đồng hồ, nhưng để khám phá hết vẻ đẹp, vẻ quyến rũ của Hội An, e rằng một chuyến đi không đủ.
Nhà cổ, chùa Cầu, Hội quán Phúc Kiến hay Đêm phố cổ vừa được trao giải thưởng The Guide Awards; tường rêu, sông Hoài, dịch vụ may mặc lấy liền với giá cực "mềm" hay "đặc sản đèn lồng" mới được đăng ký bản quyền thương hiệu? Hay những ngách phố đêm không đèn loang loáng ánh sáng của những chiếc đèn lồng ngoài phố chính, rêu và ướt át nhưng tuyệt nhiên không có mùi... cái mùi "đặc trưng" không chỉ của những khu du lịch không chỉ ở VN? (Chỉ riêng việc giải quyếr chuyện cái mùi này, Hội An đã xứng đáng cho cả thủ đô Văn hiến và Hòn ngọc Viễn Đông phải kính nể. Vệ sinh trong phố cổ đầu là vệ sinh công cộng miễn phí nhưng sạch sẽ và thậm chí được bố trí ngay trong không gian nhà cổ. Và cả rác, một hình ảnh của "văn minh du lịch" cũng gần như không có ở đây). Hay là gánh chè vỉa hè suốt từ năm 200 đến nay vẫn giữ giá 1000 đồng một lỳ dù khách là người địa phương, dân du lịch hay Tây balô? Hay đặc sản bánh đập -hến- xào bánh tráng -cơm-hến- chè bắp Cẩm Nam bên dòng sông Thu Bồn bên kia bãi ngô ngút mắt mà 3 kẻ "lữ khách" chúng tôi thưởng thức mê say với tổng chi phí hết...39.000 đồng bao gồm cả khăn và nước uống? Hay đơn giản chỉ là đồ vật "mini" được làm bằng đất nung qua bàn tay khéo léo của ông Vương Thiệu Quang, một trong những người đầu tiên "khai sinh" ra nghề làm đèn lồng Hội An, những con khỉ "mini" giá 1 USD hấp dẫn hàng trăm du khách quốc tế nhờ sự tinh tế và khéo kéo của đôi tay? Hay là chuyện xe máy vứt 3 ngày ngoài cửa vẫn không mất và chị thợ may Hội An sẵn sàng làm xe ôm miễn phí cho chúng tôi mà không cần dọn hàng khóa cửa?
Hội An là..., là tất cả những thứ đó, là sự yên tĩnh và bé mọn, song vì thế mà quý hiếm trong đời sống ồn ào và "hoành tráng" của chúng ta. Hơn ai hết, người dân Hội An hiểu giá trị thực của những thứ tưởng bé mọn ấy, hiểu cái giá mà họ phải trả (như vẫn ở trong ngôi nhà cổ thiếu tiện nghi hiện đại và chịu cảnh nước ngập hằng năm) và những gì họ nhận được từ ngành công nghiệp không khói được xem là hiệu quả nhất hiện nay. Hội An (thị xã và vùng phụ cận) hiện có khoảng 70 khách sạn và khu nghỉ resort với cỡ 3.000 phòng luôn hoạt động với công suất cao (khoảng 70% số phòng). Doanh thu du lịch tăng trưởng cao 30-35% trong năm 2004 với nguồn thu chủ yếu là khách du lịch nước ngoài (nhiều nhất là châu Âu, Mỹ, Australia và Nhật Bản).
Nhưng chen chúc trong dòng người tứ xư đổ về Đêm phố cổ Hội An ngày bế mạc tuần lễ hội hành trình di sản hấy đèn rực rỡ trên sông Hoài, thấy âm thanh ca nhạc rộn rã, thấy đám đông ồn ào, lòng lại chợt gợn lên e ngại. E ngại sự xô bồ này sẽ làm mất đi hình ảnh một phố thị cổ yên tĩnh nhất thế giới. E ngại sự hoành tráng này (mà lễ hội nào cũng thích hoành tráng, sân khấu nào cũng dàn dựng hoành tráng, bài phát biểu nào cũng mong hoành tráng) sẽ phá đi sự hấp dẫn của một vẻ đẹp hoàn tòan "không hoành tráng". Tôi nghe nói tại Lễ hội hành trình di sản năm trước cả trăm điện thoại di động và ví tiền bị mất cắp (trong đó có rất nhiều khách VIP) mà kinh. Bọn đạo chích toàn ở những nơi khác dạt về, theo "mùi" du lịch.
Với tôi, Hội An vẫn là cái niêu đồng bé nhỏ và kỳ diệu. Và kính nhi các kiểu hoành tráng...
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|