Lễ hội cổ truyền tại phố cổ Hội An
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Lễ hội cổ truyền tại phố cổ Hội An
Hội An, tỉnh lỵ cũ tỉnh Quảng Nam, một phố cổ miền Trung, có truyền thống thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội, mỗi năm theo âm lịch, bởi tại đó, phần lớn cư dân đều là con cháu của các thương gia Hoa kiều, những nhà lập nghiệp tiên phong đến Hội An đã mấy trăm năm, đã chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Khổng Giáo, nên tổ chức các lễ hội tùy theo thời tiết trong năm. Tết Nguyên Ðán cử hành xong, tiếp theo là những đêm hát bội công cộng miễn phí tại các Chùa, các Bang Hội Hoa kiều, trong suốt tháng giêng, cử hành đại lễ Rằm Thượng Nguyên, tháng hai thì liên hoan giữa các chùa, tháng 3 thì tiết Thanh Minh, tảo mộ, tháng tư lễ Phật Ðản v.v... cư dân muốn tìm những sinh hoạt náo nhiệt qua các lễ hội vui nhộn hầu lay động không khí tĩnh mịch của phố cổ nầy. Ngoài những lễ lớn 2 lần trong một năm mà thường gọi là Xuân kỳ, Thu tế, ngày trước, tại Hội An cư dân hay tổ chức thường niên, 3 loại lễ hội lớn, mà mỗi khi nhắc đến thì người dân Hội An hiểu rõ tường tận. Ðó là lễ Xô Cộ, lễ Cúng Xóm và lễ Siêu Bạt và Soi Môi.
1.- Lễ Xô Cộ:
Lễ nầy thường tổ chức vào tháng giêng hay tháng 7 âm lịch, có mục đích dâng cúng các phẩm vật lên các vị thần hộ mạng thờ trong chùa các Bang Hội, cầu xin sự an bình trong cuộc sống, sự tiến đạt trong công việc làm ăn, buôn bán, và dâng cúng cho các giới vô hình như ma, qủy, các cô hồn...khỏi quấy phá địa phương. Số người Hoa tại Hội An được sắp xếp vào 5 Bang Hội lớn: Quảng Ðông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Gia ng. Mỗi Bang đều có riêng một Chùa, vừa làm chỗ thờ tự vị Thần Bổn Mạng bên trong, vừa làm văn phòng điều hành bên ngoài, và 2 cánh 2 bên dùng làm hội trường và phòng họp. Ngoài việc tổ chức các ngày rằm lớn: Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên để dâng lễ cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị thần bảo hộ các thuyền nhân trên biển cả, Quan Thánh Ðế Quân hay Phục Ba đại tướng Mã Viện, các Bang Hội còn tổ chức trọng thể lễ Xô Cộ tại các chùa Bang Hội. Mỗi Bang Hội tổ chức xô cộ riêng biệt của Bang Hội mình. Tùy theo khả năng tài chánh thu hoạch mỗi năm, tùy theo sự cầu nguyện của mỗi Bang Hội, các cộ quả phẩm dâng cúng được đặt làm theo tiêu chuẩn khác nhau, như cộ heo, cộ bánh, cộ gạo nếp, cộ muối, cộ trái cây v.v... Mỗi cộ có một sườn cốt làm bằng tre, đan vành tròn làm đế, và trên đế tre nầy, người ta đan một vĩ tre hình chóp nón, bên ngoài phất bằng giấy màu, thường là màu vàng hay đỏ từ dưới đế lên tận trên chóp cộ. Nếu là cộ heo, thì phải dùng 3 con heo quay, rọc xẻ trước ngực, căng 4 chân, gắn úp vào trên sườn giàn tre chóp nón. Nếu là cộ bánh, thì sườn tre được đắp bằng bánh như bánh thuẩn, bánh bò ngũ sắc, bánh lá đủ màu mang các danh hiệu các cửa tiệm buôn, hay các công ty đắp từ dưới đế lên tận trên chóp cộ, trông từ xa như một trái bắp mà các bánh là các hột bắp sắp theo hàng lối đủ màu. Nếu là cộ gạo muối thì sắp các bao vải đủ màu, to bằng nắm tay, độn gạo và muối cho căng đầy, may miệng bao lại, sắp từ dưới lên tới chóp, gắn trên đầu chóp một trái châu đỏ quay tròn theo gió như một chong chóng. Nếu là cộ bánh lá, bánh chưng hay bánh giò thì các bánh nầy cũng được sắp như vậy. Các cộ được đặt trên một giàn tre cao hơn 3 thước, dựng trước cổng chùa. Một vị cao tăng, đầu đội mũ hiệp chưởng, mặc điều y, ngồi trên giàn tre, tay bắt ấn, miệng trì chú lâm râm giữa âm thanh của chiêng trống vang rền pha lẫn với tiếng tang, linh theo nghi lễ Phật giáo, kêu gọi các linh hồn uổng tử, cô hồn thập loại tập trung đông đủ tại lễ đàn. Theo tiếng hú của vị Hòa thượng vừa dứt thì lệnh đẩy các cộ đầy quả phẩm được xô từ trên giàn tre xuống đất, do đó người ta mới đặt cho cái tên là Xô Cộ. Một số cư dân trong phố, trang bị gậy gộc, nai nịt gọn gàng đã tập trung sẵn dưới chân giàn, chờ cộ xô xuống là nhào vô giành chiếm. Những binh sĩ các đồn trại cũng đứng chờ sẵn, xông vào giựt cả một cộ heo quay ôm chạy về đồn, có các đàn em bao che tập hậu, trong khi các băng đoàn khác đuổi theo giành lại trong tiếng la ó gào thét. Theo tin tưởng dân gian, người ta tin rằng những phẩm vật bắt được từ các cộ xô xuống mang nhiều may mắn, vì đó là các tặng phẩm của các vị thần linh đã làm phép, có khả năng làm cho những bệnh nhân kinh niên mau lành, con trẻ khó nuôi sẽ khoẻ mạnh chóng lớn. Lễ xô cộ nầy không còn tổ chức hằng năm nữa, vì Trung Hoa đã bị Nhật Bản chiếm đóng và quân đội Nhật đổ bộ ở bán đảo Ðông Dương nên cư dân người Hoa bỏ lễ hội nầy từ năm 1940.
2.- Lễ rước Long Chu và Cúng Xóm:
Lễ nầy không nhất thiết tổ chức đúng định kỳ, và tùy thuộc vào tình hình an ninh trong khu xóm. Khi một khu phố bị mất an ninh, như bị một bệnh dịch hoành hành, tư gia bị mất trộm hay hàng xóm thường hay gây gổ chưởi bới nhau vì một vài việc lặt vặt thì người ta nghĩ rằng khu xóm bị đất động và các vị thần quản nhiệm các khu xóm ấy quở trách, cần phải Cúng Xóm và rước Long Chu để trừ tà, trị quỷ đem lại bình an trong xóm. Một vài bô lão tự nguyện đi lạc quyên từng nhà trong xóm để gây quỹ tổ chức buổi lễ, sau đó chọn một góc phố nào đó dựng rạp, căng lều, che vải phía trên và bố trí bàn thờ, bài vị thổ thần, đầy đủ lư hương, chân đèn bằng đồng, trướng liễn, lọng tàn mượn của các nhà trong xóm, dâng đủ quả phẩm bông hoa và trái cây. Ngoài các lễ vật trên, còn có Long Chu. Long tức là Rồng, và Chu là chiếc thuyền làm bằng tre., bề dài khoảng 3 thước, bề ngang 1 thước rưởi, phất giấy màu ngũ sắc, mang hình một con rồng uốn khúc đủ cả râu ria, vi vảy, mắt lồi, nhe răng nhọn. Trên thuyền có bố trí một chỗ có ghế ngồi, bên cạnh một cột buồm bằng tre, trước mặt có chè xôi, chuối và giấy vàng mã. Trong buổi sáng ngày lễ, chiêng trống được gióng lên inh ỏi báo hiệu cho xóm biết buổi lễ cúng xóm bắt đầu để mọi người tập trung dự lễ. Một vị bô lão cao niên nhất trong xóm, mặc áo thụng xanh, đứng chủ tế cùng một số gia chủ thắp nhang khấn vái trước bàn thờ cầu mong sự bình an trong khu xóm, tiếp theo là lễ dâng sớ do một vị tăng sĩ rước từ chùa đến tụng kinh, và ông trưởng khu xóm qùy xuống đọc sớ văn theo nhịp điệu của chuông mõ, chiêng linh, tay bắt ấn, day mặt bốn phương hướng kêu gọi cô hồn các loại tập trung về đây để hưởng cúng thí thực. Vị pháp sư bốc những nắm muối gạo từ trong các tô lớn, miệng lâm râm niệm chú và tung vãi bốn phương, rót mấy tuần trà và rượu dâng lên bàn thờ và đốt các giấy vàng mã. Chiếc Long Chu được kê trên một cái giá gỗ đặt trước sân. Vị pháp sư miệng niệm chú, tay lần chuổi bước lên ngồi trên ghế đặt trên Long Chu, tay nắm chặt cột buồm và được đỡ bổng lên bởi 4 tay lực lưỡng mặc áo dài đen, bịt khăn, lưng thắt giây lụa đỏ ngang hông, khiêng trên vai giàn tre, trên ấy Long Chu được đặt và xuất hành từ nơi cúng để chạy rong trong thành phố. Thế là đám rước khởi hành mang theo sau một đám con trẻ và một số người hiếu kỳ rượt đuổi theo, khua chuông trống tạo thành những âm thanh rầm rộ, inh ỏi. Sau những người khiêng chiêng trống, có một số đi sau, cầm các roi dâu, vừa chạy vừa quất hai bên đường để đuổi tà ma chạy theo Long Chu. Các nhà bên lề đường đổ ra xem và có nhà đốt pháo và khua tiếng động đuổi tà, chạy theo Long Chu. Sau khi chạy qua các con đường chính, Long Chu đổi hướng chạy ra bờ sông và dừng lại ở bến sông, hạ Long Chu xuống đất, vị pháp sư bước ra khỏi thuyền. Long Chu được gở ra khỏi đòn tre và vị pháp sư khai hỏa đốt Long Chu và đẩy xuống nước, sau khi để cho trẻ con và các người ăn xin rước hết quả phẩm: chè xôi, cây trái. Ðoàn chạy Long Chu trở về lại xóm, vái trước bàn thờ và buổi lễ kết thúc. Rạp sẽ được hạ xuống, lư hương, chân đèn, liễn trướng, tàn lọng được tháo xuống đem trả lại cho gia chủ. Mọi người tỏ vẻ hân hoan nghĩ rằng các điều xấu xa, bất lợi đã được tống khứ theo Long Chu để đốt ra mây khói.
3.- Lễ Siêu Bạt và Soi Môi:
Lễ nầy phát xuất từ chùa Kim Sơn của Bang Hội Phúc Kiến vào dịp rằm tháng bảy Trung Nguyên để cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị Thần hay che chở các ghe thuyền buôn bán, vượt biển khơi, mà thủy thủ phần đông là người Phúc Kiến, để truy điệu những người mất tích và phải vớt vong hồn họ ra khỏi biển cả, siêu độ họ. Sau chánh điện của chùa Kim Sơn, sau bàn thờ của Thiên Hậu Thánh Mẫu, 2 bên có 2 vị thần Thiên Lý Nhãn và Thiên Lý Nhĩ, có thờ 6 vị tướng nhà Minh chống đối triều Mãn Thanh bị tử nạn trên đường vượt biển. Trong 6 vị tướng nầy, có một vị rất linh thiêng thường xuất hiện qua các đồng cốt, mặt màu xanh nên người Hoa thường gọi là ông Mặt Xanh. Nhiều giai thoại linh thiêng thường được kể về vị thần nầy, thường hay giúp đỡ các trường hợp oan ức mà nạn nhân đến kêu ca. Một gia đình công chức bị mất một số nữ trang dấu trong tủ và nghi là cô tớ gái trong nhà lấy. Cô nầy bị chủ nhà đưa ra pháp luật tra hỏi, oan ức quá, đến chùa Kim Sơn kêu oan. Ông tướng Mặt Xanh lên đồng qua một người buôn bán ngoài chợ, bổng nhiên người nầy chạy vào chùa Kim Sơn la hét, bảo mọi người chạy theo ông ta. Ðoàn người chạy thẳng vào nhà cô cháu gái của gia đình công chức mất nữ trang, ra sân sau và trong một chậu hoa để sau nhà, móc lên một gói giấy đựng số nữ trang bị mất, mà thủ phạm không ai khác là cô cháu gái của chủ nhà. Cô tớ gái được minh oan. Ông tướng Mặt Xanh nầy mỗi lần xuất hiện thích đi trên than hồng và những nhà hai bên phố thường đốt các lò than cho đỏ rực đem ra đổ ngoài đường, và những người lên đồng bước đi trên than đỏ ấy mà chân không bị cháy phỏng tí nào. Ngoài những vụ thi thố thần lực nói trên, ông Mặt Xanh còn giúp cho những người chết bất đắc kỳ tử như chết sông, chết tai nạn xe tàu hay những người tự tử hiện về khai với gia đình lý do của cái chết bất tử ấy, đồng thời siêu độ vong linh họ. Cư dân phố cổ Hội An đã một thời quen thuộc với các lễ hội nầy và không quên nhắc nhở những sự kiện xảy ra chung quanh các lễ hội nói trên, tiếc rẽ những đổi thay của xã hội đã đưa các lễ hội nầy vào quên lãng.
1.- Lễ Xô Cộ:
Lễ nầy thường tổ chức vào tháng giêng hay tháng 7 âm lịch, có mục đích dâng cúng các phẩm vật lên các vị thần hộ mạng thờ trong chùa các Bang Hội, cầu xin sự an bình trong cuộc sống, sự tiến đạt trong công việc làm ăn, buôn bán, và dâng cúng cho các giới vô hình như ma, qủy, các cô hồn...khỏi quấy phá địa phương. Số người Hoa tại Hội An được sắp xếp vào 5 Bang Hội lớn: Quảng Ðông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Gia ng. Mỗi Bang đều có riêng một Chùa, vừa làm chỗ thờ tự vị Thần Bổn Mạng bên trong, vừa làm văn phòng điều hành bên ngoài, và 2 cánh 2 bên dùng làm hội trường và phòng họp. Ngoài việc tổ chức các ngày rằm lớn: Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên để dâng lễ cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị thần bảo hộ các thuyền nhân trên biển cả, Quan Thánh Ðế Quân hay Phục Ba đại tướng Mã Viện, các Bang Hội còn tổ chức trọng thể lễ Xô Cộ tại các chùa Bang Hội. Mỗi Bang Hội tổ chức xô cộ riêng biệt của Bang Hội mình. Tùy theo khả năng tài chánh thu hoạch mỗi năm, tùy theo sự cầu nguyện của mỗi Bang Hội, các cộ quả phẩm dâng cúng được đặt làm theo tiêu chuẩn khác nhau, như cộ heo, cộ bánh, cộ gạo nếp, cộ muối, cộ trái cây v.v... Mỗi cộ có một sườn cốt làm bằng tre, đan vành tròn làm đế, và trên đế tre nầy, người ta đan một vĩ tre hình chóp nón, bên ngoài phất bằng giấy màu, thường là màu vàng hay đỏ từ dưới đế lên tận trên chóp cộ. Nếu là cộ heo, thì phải dùng 3 con heo quay, rọc xẻ trước ngực, căng 4 chân, gắn úp vào trên sườn giàn tre chóp nón. Nếu là cộ bánh, thì sườn tre được đắp bằng bánh như bánh thuẩn, bánh bò ngũ sắc, bánh lá đủ màu mang các danh hiệu các cửa tiệm buôn, hay các công ty đắp từ dưới đế lên tận trên chóp cộ, trông từ xa như một trái bắp mà các bánh là các hột bắp sắp theo hàng lối đủ màu. Nếu là cộ gạo muối thì sắp các bao vải đủ màu, to bằng nắm tay, độn gạo và muối cho căng đầy, may miệng bao lại, sắp từ dưới lên tới chóp, gắn trên đầu chóp một trái châu đỏ quay tròn theo gió như một chong chóng. Nếu là cộ bánh lá, bánh chưng hay bánh giò thì các bánh nầy cũng được sắp như vậy. Các cộ được đặt trên một giàn tre cao hơn 3 thước, dựng trước cổng chùa. Một vị cao tăng, đầu đội mũ hiệp chưởng, mặc điều y, ngồi trên giàn tre, tay bắt ấn, miệng trì chú lâm râm giữa âm thanh của chiêng trống vang rền pha lẫn với tiếng tang, linh theo nghi lễ Phật giáo, kêu gọi các linh hồn uổng tử, cô hồn thập loại tập trung đông đủ tại lễ đàn. Theo tiếng hú của vị Hòa thượng vừa dứt thì lệnh đẩy các cộ đầy quả phẩm được xô từ trên giàn tre xuống đất, do đó người ta mới đặt cho cái tên là Xô Cộ. Một số cư dân trong phố, trang bị gậy gộc, nai nịt gọn gàng đã tập trung sẵn dưới chân giàn, chờ cộ xô xuống là nhào vô giành chiếm. Những binh sĩ các đồn trại cũng đứng chờ sẵn, xông vào giựt cả một cộ heo quay ôm chạy về đồn, có các đàn em bao che tập hậu, trong khi các băng đoàn khác đuổi theo giành lại trong tiếng la ó gào thét. Theo tin tưởng dân gian, người ta tin rằng những phẩm vật bắt được từ các cộ xô xuống mang nhiều may mắn, vì đó là các tặng phẩm của các vị thần linh đã làm phép, có khả năng làm cho những bệnh nhân kinh niên mau lành, con trẻ khó nuôi sẽ khoẻ mạnh chóng lớn. Lễ xô cộ nầy không còn tổ chức hằng năm nữa, vì Trung Hoa đã bị Nhật Bản chiếm đóng và quân đội Nhật đổ bộ ở bán đảo Ðông Dương nên cư dân người Hoa bỏ lễ hội nầy từ năm 1940.
2.- Lễ rước Long Chu và Cúng Xóm:
Lễ nầy không nhất thiết tổ chức đúng định kỳ, và tùy thuộc vào tình hình an ninh trong khu xóm. Khi một khu phố bị mất an ninh, như bị một bệnh dịch hoành hành, tư gia bị mất trộm hay hàng xóm thường hay gây gổ chưởi bới nhau vì một vài việc lặt vặt thì người ta nghĩ rằng khu xóm bị đất động và các vị thần quản nhiệm các khu xóm ấy quở trách, cần phải Cúng Xóm và rước Long Chu để trừ tà, trị quỷ đem lại bình an trong xóm. Một vài bô lão tự nguyện đi lạc quyên từng nhà trong xóm để gây quỹ tổ chức buổi lễ, sau đó chọn một góc phố nào đó dựng rạp, căng lều, che vải phía trên và bố trí bàn thờ, bài vị thổ thần, đầy đủ lư hương, chân đèn bằng đồng, trướng liễn, lọng tàn mượn của các nhà trong xóm, dâng đủ quả phẩm bông hoa và trái cây. Ngoài các lễ vật trên, còn có Long Chu. Long tức là Rồng, và Chu là chiếc thuyền làm bằng tre., bề dài khoảng 3 thước, bề ngang 1 thước rưởi, phất giấy màu ngũ sắc, mang hình một con rồng uốn khúc đủ cả râu ria, vi vảy, mắt lồi, nhe răng nhọn. Trên thuyền có bố trí một chỗ có ghế ngồi, bên cạnh một cột buồm bằng tre, trước mặt có chè xôi, chuối và giấy vàng mã. Trong buổi sáng ngày lễ, chiêng trống được gióng lên inh ỏi báo hiệu cho xóm biết buổi lễ cúng xóm bắt đầu để mọi người tập trung dự lễ. Một vị bô lão cao niên nhất trong xóm, mặc áo thụng xanh, đứng chủ tế cùng một số gia chủ thắp nhang khấn vái trước bàn thờ cầu mong sự bình an trong khu xóm, tiếp theo là lễ dâng sớ do một vị tăng sĩ rước từ chùa đến tụng kinh, và ông trưởng khu xóm qùy xuống đọc sớ văn theo nhịp điệu của chuông mõ, chiêng linh, tay bắt ấn, day mặt bốn phương hướng kêu gọi cô hồn các loại tập trung về đây để hưởng cúng thí thực. Vị pháp sư bốc những nắm muối gạo từ trong các tô lớn, miệng lâm râm niệm chú và tung vãi bốn phương, rót mấy tuần trà và rượu dâng lên bàn thờ và đốt các giấy vàng mã. Chiếc Long Chu được kê trên một cái giá gỗ đặt trước sân. Vị pháp sư miệng niệm chú, tay lần chuổi bước lên ngồi trên ghế đặt trên Long Chu, tay nắm chặt cột buồm và được đỡ bổng lên bởi 4 tay lực lưỡng mặc áo dài đen, bịt khăn, lưng thắt giây lụa đỏ ngang hông, khiêng trên vai giàn tre, trên ấy Long Chu được đặt và xuất hành từ nơi cúng để chạy rong trong thành phố. Thế là đám rước khởi hành mang theo sau một đám con trẻ và một số người hiếu kỳ rượt đuổi theo, khua chuông trống tạo thành những âm thanh rầm rộ, inh ỏi. Sau những người khiêng chiêng trống, có một số đi sau, cầm các roi dâu, vừa chạy vừa quất hai bên đường để đuổi tà ma chạy theo Long Chu. Các nhà bên lề đường đổ ra xem và có nhà đốt pháo và khua tiếng động đuổi tà, chạy theo Long Chu. Sau khi chạy qua các con đường chính, Long Chu đổi hướng chạy ra bờ sông và dừng lại ở bến sông, hạ Long Chu xuống đất, vị pháp sư bước ra khỏi thuyền. Long Chu được gở ra khỏi đòn tre và vị pháp sư khai hỏa đốt Long Chu và đẩy xuống nước, sau khi để cho trẻ con và các người ăn xin rước hết quả phẩm: chè xôi, cây trái. Ðoàn chạy Long Chu trở về lại xóm, vái trước bàn thờ và buổi lễ kết thúc. Rạp sẽ được hạ xuống, lư hương, chân đèn, liễn trướng, tàn lọng được tháo xuống đem trả lại cho gia chủ. Mọi người tỏ vẻ hân hoan nghĩ rằng các điều xấu xa, bất lợi đã được tống khứ theo Long Chu để đốt ra mây khói.
3.- Lễ Siêu Bạt và Soi Môi:
Lễ nầy phát xuất từ chùa Kim Sơn của Bang Hội Phúc Kiến vào dịp rằm tháng bảy Trung Nguyên để cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị Thần hay che chở các ghe thuyền buôn bán, vượt biển khơi, mà thủy thủ phần đông là người Phúc Kiến, để truy điệu những người mất tích và phải vớt vong hồn họ ra khỏi biển cả, siêu độ họ. Sau chánh điện của chùa Kim Sơn, sau bàn thờ của Thiên Hậu Thánh Mẫu, 2 bên có 2 vị thần Thiên Lý Nhãn và Thiên Lý Nhĩ, có thờ 6 vị tướng nhà Minh chống đối triều Mãn Thanh bị tử nạn trên đường vượt biển. Trong 6 vị tướng nầy, có một vị rất linh thiêng thường xuất hiện qua các đồng cốt, mặt màu xanh nên người Hoa thường gọi là ông Mặt Xanh. Nhiều giai thoại linh thiêng thường được kể về vị thần nầy, thường hay giúp đỡ các trường hợp oan ức mà nạn nhân đến kêu ca. Một gia đình công chức bị mất một số nữ trang dấu trong tủ và nghi là cô tớ gái trong nhà lấy. Cô nầy bị chủ nhà đưa ra pháp luật tra hỏi, oan ức quá, đến chùa Kim Sơn kêu oan. Ông tướng Mặt Xanh lên đồng qua một người buôn bán ngoài chợ, bổng nhiên người nầy chạy vào chùa Kim Sơn la hét, bảo mọi người chạy theo ông ta. Ðoàn người chạy thẳng vào nhà cô cháu gái của gia đình công chức mất nữ trang, ra sân sau và trong một chậu hoa để sau nhà, móc lên một gói giấy đựng số nữ trang bị mất, mà thủ phạm không ai khác là cô cháu gái của chủ nhà. Cô tớ gái được minh oan. Ông tướng Mặt Xanh nầy mỗi lần xuất hiện thích đi trên than hồng và những nhà hai bên phố thường đốt các lò than cho đỏ rực đem ra đổ ngoài đường, và những người lên đồng bước đi trên than đỏ ấy mà chân không bị cháy phỏng tí nào. Ngoài những vụ thi thố thần lực nói trên, ông Mặt Xanh còn giúp cho những người chết bất đắc kỳ tử như chết sông, chết tai nạn xe tàu hay những người tự tử hiện về khai với gia đình lý do của cái chết bất tử ấy, đồng thời siêu độ vong linh họ. Cư dân phố cổ Hội An đã một thời quen thuộc với các lễ hội nầy và không quên nhắc nhở những sự kiện xảy ra chung quanh các lễ hội nói trên, tiếc rẽ những đổi thay của xã hội đã đưa các lễ hội nầy vào quên lãng.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|