ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 5
quangnam :: VAN HOC & DOI SONG :: TRUYEN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 5
Dù có dốt về khoa tâm lý con gái cách mấy đi nữa, Ngôn cũng thừa biết Dung đã "chịu" mình đứt đuôi rồi. Tuy ngoài miệng "không biết" nhưng trong lòng cô nàng đã "biết" yêu mình rồi. Không lỗi hẹn đầu là một bằng chứng không ai chối cãi được. Thế nhưng Ngôn vẫn phải hỏi. Anh muốn được nghe câu trả lời, không hẳn để xua đuổi một sợi tóc "bất an" còn sót lại trong lòng mình, mà chính là để được nghe cái âm vang đáng yêu thốt ra từ cái miệng hoa kia, cái âm vang nhiệm mầu như điệp khúc "anh ăn cơm chưa" mà anh khắc ghi trong lòng tưởng đến nghìn đời không phai!
Những lần hẹn hò kế tiếp đã đến dễ dàng hơn, bạo dạn hơn, và say đắm hơn. Dung đã dám để yên bàn tay mình trong tay Ngôn rất lâu. Rồi má kề má, rồi những vòng tay ôm siết, rồi họ có nhiều chuyện nói với nhau hơn lần hẹn đầu đầy sợ sệt. Nhưng trong không gian ngây ngất của tình yêu, người con gái vẫn nơm nớp lo sợ những tai mắt rình rập của thành phố bé nhỏ này. Họ cùng thỏa thuận lịch trình hò hẹn là cách nhật, để các hoạt động bị cách khoảng, bị thưa đi, một yếu tố đánh lạc hướng những con mắt soi mói của đám cư dân ăn không ngồi rồi hay ngồi lê đôi mách có ngày sẽ thấu tai cha mẹ nàng.
Rồi một lần nữa họ gặp nhau. Lần này điểm hẹn là sau Lò Heo. Từ đó họ bách bộ ra bờ sông. Bỗng dưng lần này mỗi người đều mang trong lòng những băn khoăn khắc khoải về ngày mai của cuộc tình. Tuy không ai nói ra, mỗi người đều biết những gì trong lòng người kia.
- Ðêm qua chẳng hiểu sao em cứ nằm thao thức đến quá khuya chưa ngủ được ...
- Anh cũng vậy, nằm nghe sóng vỗ ầm ầm cả đêm, lại thêm cái thằng bạn mắc dịch nằm trên trần ghe chốc chốc lại ca quan họ Bắc Ninh, mà toàn những câu thất tình nghe não nuột làm sao!
Tình yêu đích thực muôn đời vẫn là khát vọng chiếm đoạt; người này phải là sở hữu của người kia. Dù rằng hôn nhân không nhất thiết là chặng cuối của tình yêu, nhưng hôn nhân là phương cách duy nhất được xã hội công nhận để hai người khác phái thuộc về nhau. Dung và Ngôn bắt đầu có những trăn trở của giấc mộng đầu. Dung không hiểu nổi những người lớn - những người từ đời xửa đời xưa - làm sao có thể giản lược thân phận con gái vào một sự mặc cả, một sự đổi chác nằm dưới nhãn hiệu "môn đăng hộ đối". Tình cảm, cái phần hồn của con người, thì các bậc ấy có biết không? Ở thời của họ, phỏng họ không có cái "phần hồn" đó chắc? Ở Ngôn cái nổi loạn của người con trai trước việc hôn phối xưa nghìn đời mới mãnh liệt hơn. Lại một lần nữa, hình ảnh Cái Hoài hiện về trong trí anh, làm cợm trong lòng một cảm giác không dễ chịu. Nếu trong thời gian anh đi xa đằng đẵng này, bố mẹ ở nhà đã tự tiện qua nhà cha mẹ Hoài dạm ngỏ để "giữ chỗ" cho anh thì sao? Trước kia, thỉnh thoảng anh có nghĩ đến viễn ảnh này và thấy lòng dửng dưng, không bận tâm chút nào. Nhưng bây giờ thì không thể chấp nhận được. Ðối diện Dung anh thầm nhủ lòng, "trăm nghìn lần không được!".
Nắm bàn tay phải của Dung trong đôi bàn tay mình và nhìn sát mặt nàng, Ngôn chậm rãi nói:
- Anh muốn hỏi điều này. Nếu anh về quê thưa chuyện với ba mẹ anh, để hai ông bà vào đây cho biết em, và chính thức nhờ mai mối đến thưa chuyện với gia đình em, thì em nghĩ sao?
Dung im lặng, chờ cho thoáng xúc động qua đi, mới ấp úng:
- Em không biết ...
Ngôn nhìn mái tóc phủ xuống khuông mặt cúi thấp của Dung, và bỗng thấy dâng lên trong lòng một mến thương đến tội nghiệp. Anh hạ thấp giọng, nói như một lời cam kết, một vỗ về tin yêu:
- Anh sẽ về trình bày với ba mẹ anh về em ...
Một lát, Dung nói:
- Rồi ba em hỏi em quen biết, hẹn hò với anh hồi nào, em biết nói sao đây!
- Anh tin rằng mình đường đường chính chính thú tội hết thì người lớn sẽ tha thứ.
Dung lại lặng im, lòng nửa tin tưởng, nửa lo lắng về giải pháp của người yêu. Thực ra, cái bất an trong lòng Dung bắt nguồn từ cái nhìn tiêu cực cố hữu của cha mẹ cô về tập thể thủy thủ ghe bầu. Cô biết hơn ai hết cha cô chẳng bao giờ coi trọng những con người tứ phương đó mà ông thường dùng những lời đầy miệt thị để gọi - "cái tụi ghe bầu, cái đồ ghe bầu", v.v.
Sau lần hò hẹn đó, người con trai nuôi trong lòng một quyết tâm đi tới, và thoáng thấy nẻo đường tình của mình khá phẳng phiu, khá tươi sáng, và người con gái thì lòng ngổn ngang trăm mối, lo sợ lẫn hy vọng. Nhưng có một điều, cả hai cùng không ngờ tai họa đã giáng xuống - không biết có phải từ cái đêm cuối đó, hay từ trước rồi mà họ không hay biết! Trưa hôm sau, Thu từ nhà tức tốc chạy ra gian hàng xén báo tin chẳng lành cho chị: người cha ra lệnh Dung về nhà gặp ông, để cửa hàng cho Thu trông coi tạm. Dung có gạn hỏi Thu, nhưng vô ích, vì cô em cũng chẳng hiểu trời trăng gì về mệnh lệnh này.
Bước vào nhà, Dung gặp ngay tại cửa vẻ mặt lo lắng củamẹ. Cô ngập ngừng mấy giây, rồi đi thẳng vào trong nhà, rón rén đến bên cha cô đang ngồi vừa trầm ngâm vừa hầm hầm. Cái ngước nhìn lạnh như tiền, rồi tiếp theo một tràng câu "hỏi cung" của ông làm Dung có cảm tưởng lưng mình vừa bị ai xối một gáo nước lạnh. Ngay phút đầu dấn thân vào cuộc phiêu lưu tình ái này Dung đã có cái bất an thường trực là khó tránh khỏi tai mắt của cái thành phố nhỏ như bụm tay này, và nay thì điều nàng nơm nớp chờ đợi đã đến! Qua một khoảnh khắc sợ hãi, Dung bỗng thấy mình bình tĩnh lạ thường. Cô chối phăng tất cả những câu hỏi trói buộc của người cha, một mực nói mình chỉ đến nhà bạn bè chơi, hoặc đi hóng mát ở bờ sông, chứ tuyệt nhiên không hề quen biết, không hề hẹn hò với chàng trai nào. Ðến nông nỗi nầy, cô thấy có nhận cũng không nhẹ tội, cũng không xoay chuyển tình thế. Dùng hăm dọa để gạn hỏi không đi tới đâu, người cha bắt đầu dùng vũ lực. Ông đứng lên, đến bên giàn bếp lôi con roi mây màu vàng nhạt, cái màu báo hiệu những đớn đau! Dung thấy hồn vía lên mây, nhưng cố tâm niệm trong lòng để đừng nao núng, mày chớ dại khai, vì có khai cũng không thoát khỏi tội, không thoát khỏi hình phạt; không mở miệng thì may ra còn có đường ... Dung đã rên la, đã van xin, đã quằn quại dưới những đường roi phũ phàng vút đơm đớp xuống người cô, nhưng tuyệt nhiên cô không hề nói một câu gì nhận tội. Mẹ cô hết chịu nổi những tiếng kêu khóc của con, đã lăn xả vào dựt con roi từ tay chồng và khuyên ông bình tĩnh lại, nếu không muốn giết con.
Mặc cho Dung khăng khăng chối quanh, ông Tú Diệp, cha cô, vẫn tin lời mách bảo người ngoài. Ông thấy con gái ông đã là trái bom sắp nổ trong nhà! Trong đầu ông đang lóe lên một giải pháp "chống bom nổ". Ông phải cho vời người mai mối của viên công sứ Pháp đến càng sớm càng tốt, trước khi mọi sự thành quá trễ.
Cái đau đớn của đòn roi là thế, như xé da xé thịt, nhưng cái đau do những lời của cha cô đi kèm theo mới làm tan nát lòng Dung. "Mày làm điếm nhục gia phong, mày chạy theo một thằng đi ghe bầu ..., thà tao giết mày cho rãnh, còn hơn để mày làm uổng công lao cha mẹ nuôi dạy ..." Bấy nhiêu lời đã quá lắm rồi, còn gì tàn nhẫn hơn. Ngôn mà nghe những lời này không biết anh sẽ đau khổ đến mức nào, sẽ tuyệt vọng như thế nào? Sao con người cứ bị nô lệ thành kiến mãi, cứ cư xử bất công với đồng loại mãi thế này! Thật mỉa mai, có lẽ giờ này Ngôn đang vui sướng trong lòng với niềm tin rằng "mình đường đường chính chính thú tội hết thì người lớn sẽ tha thứ". Dung đã biết trước, cha mẹ cô không dễ gì chấp nhận Ngôn. Và đó là thành lũy mà cả hai cảm thấy quá bất lực không cách gì vượt qua.
Từ hôm đó Dung bị cấm cung trong nhà. Thu thay thế chị trông coi cửa hàng. Chẳng ai báo cho Ngôn hay những gì xảy ra. Ðêm hôm sau lại đến lịch trình hẹn cách nhật của hai người. Dung cấp tốc nhờ Thu đến điểm hẹn thông báo tình hình cho Ngôn rõ. Trong bức thư vắn tắt cho người yêu Dung chỉ viết ba điều thông tin cần thiết: việc nói chuyện giữa gia đình đôi bên là ảo tưởng, trăm nghìn lần không thể thực hiện được; cuộc tình coi như đã chết, đừng tìm cách gặp nhau nữa; lời chúc vĩnh biệt. Nhưng Ngôn không đọc thư tại chỗ.
Nghe Thu thuật lại mọi chuyện, Ngôn đứng lặng người hồi lâu, đầu óc như tê liệt. Mọi sự diễn tiến nhanh quá làm anh sửng sốt. Tưởng tượng những đường roi Dung phải hứng chịu, Ngôn tưởng như da thịt mình cũng đau lây. Qua phút giây bàng hoàng, anh kiểm điểm lại những gì mình vừa được Thu kể lại, nhất là thái độ không dung hòa của ông Tú Diệp, và thấy một nỗi tuyệt vọng ghê gớm ngự trị trong lòng. Anh đứng như trời trồng, hai tay buông thỏng. Thu chưa từng thấy một hình ảnh nào tội nghiệp hơn, ở một người trẻ hay một người già, hay một đứa bé. Nó là hiện thân của cái gì cùng cực bên trong một con người, cùng cực tới mức phải vỡ ra ở cái dáng điệu kia! Ngôn thấy mình không còn gì để trông đợi, để vui sướng trên đời này nữa. Thu bỗng thấy ái ngại cho người con trai này. Cô muốn nói một lời gì để làm dãn bớt độ căng của sợi dây sắp đứt:
Những lần hẹn hò kế tiếp đã đến dễ dàng hơn, bạo dạn hơn, và say đắm hơn. Dung đã dám để yên bàn tay mình trong tay Ngôn rất lâu. Rồi má kề má, rồi những vòng tay ôm siết, rồi họ có nhiều chuyện nói với nhau hơn lần hẹn đầu đầy sợ sệt. Nhưng trong không gian ngây ngất của tình yêu, người con gái vẫn nơm nớp lo sợ những tai mắt rình rập của thành phố bé nhỏ này. Họ cùng thỏa thuận lịch trình hò hẹn là cách nhật, để các hoạt động bị cách khoảng, bị thưa đi, một yếu tố đánh lạc hướng những con mắt soi mói của đám cư dân ăn không ngồi rồi hay ngồi lê đôi mách có ngày sẽ thấu tai cha mẹ nàng.
Rồi một lần nữa họ gặp nhau. Lần này điểm hẹn là sau Lò Heo. Từ đó họ bách bộ ra bờ sông. Bỗng dưng lần này mỗi người đều mang trong lòng những băn khoăn khắc khoải về ngày mai của cuộc tình. Tuy không ai nói ra, mỗi người đều biết những gì trong lòng người kia.
- Ðêm qua chẳng hiểu sao em cứ nằm thao thức đến quá khuya chưa ngủ được ...
- Anh cũng vậy, nằm nghe sóng vỗ ầm ầm cả đêm, lại thêm cái thằng bạn mắc dịch nằm trên trần ghe chốc chốc lại ca quan họ Bắc Ninh, mà toàn những câu thất tình nghe não nuột làm sao!
Tình yêu đích thực muôn đời vẫn là khát vọng chiếm đoạt; người này phải là sở hữu của người kia. Dù rằng hôn nhân không nhất thiết là chặng cuối của tình yêu, nhưng hôn nhân là phương cách duy nhất được xã hội công nhận để hai người khác phái thuộc về nhau. Dung và Ngôn bắt đầu có những trăn trở của giấc mộng đầu. Dung không hiểu nổi những người lớn - những người từ đời xửa đời xưa - làm sao có thể giản lược thân phận con gái vào một sự mặc cả, một sự đổi chác nằm dưới nhãn hiệu "môn đăng hộ đối". Tình cảm, cái phần hồn của con người, thì các bậc ấy có biết không? Ở thời của họ, phỏng họ không có cái "phần hồn" đó chắc? Ở Ngôn cái nổi loạn của người con trai trước việc hôn phối xưa nghìn đời mới mãnh liệt hơn. Lại một lần nữa, hình ảnh Cái Hoài hiện về trong trí anh, làm cợm trong lòng một cảm giác không dễ chịu. Nếu trong thời gian anh đi xa đằng đẵng này, bố mẹ ở nhà đã tự tiện qua nhà cha mẹ Hoài dạm ngỏ để "giữ chỗ" cho anh thì sao? Trước kia, thỉnh thoảng anh có nghĩ đến viễn ảnh này và thấy lòng dửng dưng, không bận tâm chút nào. Nhưng bây giờ thì không thể chấp nhận được. Ðối diện Dung anh thầm nhủ lòng, "trăm nghìn lần không được!".
Nắm bàn tay phải của Dung trong đôi bàn tay mình và nhìn sát mặt nàng, Ngôn chậm rãi nói:
- Anh muốn hỏi điều này. Nếu anh về quê thưa chuyện với ba mẹ anh, để hai ông bà vào đây cho biết em, và chính thức nhờ mai mối đến thưa chuyện với gia đình em, thì em nghĩ sao?
Dung im lặng, chờ cho thoáng xúc động qua đi, mới ấp úng:
- Em không biết ...
Ngôn nhìn mái tóc phủ xuống khuông mặt cúi thấp của Dung, và bỗng thấy dâng lên trong lòng một mến thương đến tội nghiệp. Anh hạ thấp giọng, nói như một lời cam kết, một vỗ về tin yêu:
- Anh sẽ về trình bày với ba mẹ anh về em ...
Một lát, Dung nói:
- Rồi ba em hỏi em quen biết, hẹn hò với anh hồi nào, em biết nói sao đây!
- Anh tin rằng mình đường đường chính chính thú tội hết thì người lớn sẽ tha thứ.
Dung lại lặng im, lòng nửa tin tưởng, nửa lo lắng về giải pháp của người yêu. Thực ra, cái bất an trong lòng Dung bắt nguồn từ cái nhìn tiêu cực cố hữu của cha mẹ cô về tập thể thủy thủ ghe bầu. Cô biết hơn ai hết cha cô chẳng bao giờ coi trọng những con người tứ phương đó mà ông thường dùng những lời đầy miệt thị để gọi - "cái tụi ghe bầu, cái đồ ghe bầu", v.v.
Sau lần hò hẹn đó, người con trai nuôi trong lòng một quyết tâm đi tới, và thoáng thấy nẻo đường tình của mình khá phẳng phiu, khá tươi sáng, và người con gái thì lòng ngổn ngang trăm mối, lo sợ lẫn hy vọng. Nhưng có một điều, cả hai cùng không ngờ tai họa đã giáng xuống - không biết có phải từ cái đêm cuối đó, hay từ trước rồi mà họ không hay biết! Trưa hôm sau, Thu từ nhà tức tốc chạy ra gian hàng xén báo tin chẳng lành cho chị: người cha ra lệnh Dung về nhà gặp ông, để cửa hàng cho Thu trông coi tạm. Dung có gạn hỏi Thu, nhưng vô ích, vì cô em cũng chẳng hiểu trời trăng gì về mệnh lệnh này.
Bước vào nhà, Dung gặp ngay tại cửa vẻ mặt lo lắng củamẹ. Cô ngập ngừng mấy giây, rồi đi thẳng vào trong nhà, rón rén đến bên cha cô đang ngồi vừa trầm ngâm vừa hầm hầm. Cái ngước nhìn lạnh như tiền, rồi tiếp theo một tràng câu "hỏi cung" của ông làm Dung có cảm tưởng lưng mình vừa bị ai xối một gáo nước lạnh. Ngay phút đầu dấn thân vào cuộc phiêu lưu tình ái này Dung đã có cái bất an thường trực là khó tránh khỏi tai mắt của cái thành phố nhỏ như bụm tay này, và nay thì điều nàng nơm nớp chờ đợi đã đến! Qua một khoảnh khắc sợ hãi, Dung bỗng thấy mình bình tĩnh lạ thường. Cô chối phăng tất cả những câu hỏi trói buộc của người cha, một mực nói mình chỉ đến nhà bạn bè chơi, hoặc đi hóng mát ở bờ sông, chứ tuyệt nhiên không hề quen biết, không hề hẹn hò với chàng trai nào. Ðến nông nỗi nầy, cô thấy có nhận cũng không nhẹ tội, cũng không xoay chuyển tình thế. Dùng hăm dọa để gạn hỏi không đi tới đâu, người cha bắt đầu dùng vũ lực. Ông đứng lên, đến bên giàn bếp lôi con roi mây màu vàng nhạt, cái màu báo hiệu những đớn đau! Dung thấy hồn vía lên mây, nhưng cố tâm niệm trong lòng để đừng nao núng, mày chớ dại khai, vì có khai cũng không thoát khỏi tội, không thoát khỏi hình phạt; không mở miệng thì may ra còn có đường ... Dung đã rên la, đã van xin, đã quằn quại dưới những đường roi phũ phàng vút đơm đớp xuống người cô, nhưng tuyệt nhiên cô không hề nói một câu gì nhận tội. Mẹ cô hết chịu nổi những tiếng kêu khóc của con, đã lăn xả vào dựt con roi từ tay chồng và khuyên ông bình tĩnh lại, nếu không muốn giết con.
Mặc cho Dung khăng khăng chối quanh, ông Tú Diệp, cha cô, vẫn tin lời mách bảo người ngoài. Ông thấy con gái ông đã là trái bom sắp nổ trong nhà! Trong đầu ông đang lóe lên một giải pháp "chống bom nổ". Ông phải cho vời người mai mối của viên công sứ Pháp đến càng sớm càng tốt, trước khi mọi sự thành quá trễ.
Cái đau đớn của đòn roi là thế, như xé da xé thịt, nhưng cái đau do những lời của cha cô đi kèm theo mới làm tan nát lòng Dung. "Mày làm điếm nhục gia phong, mày chạy theo một thằng đi ghe bầu ..., thà tao giết mày cho rãnh, còn hơn để mày làm uổng công lao cha mẹ nuôi dạy ..." Bấy nhiêu lời đã quá lắm rồi, còn gì tàn nhẫn hơn. Ngôn mà nghe những lời này không biết anh sẽ đau khổ đến mức nào, sẽ tuyệt vọng như thế nào? Sao con người cứ bị nô lệ thành kiến mãi, cứ cư xử bất công với đồng loại mãi thế này! Thật mỉa mai, có lẽ giờ này Ngôn đang vui sướng trong lòng với niềm tin rằng "mình đường đường chính chính thú tội hết thì người lớn sẽ tha thứ". Dung đã biết trước, cha mẹ cô không dễ gì chấp nhận Ngôn. Và đó là thành lũy mà cả hai cảm thấy quá bất lực không cách gì vượt qua.
Từ hôm đó Dung bị cấm cung trong nhà. Thu thay thế chị trông coi cửa hàng. Chẳng ai báo cho Ngôn hay những gì xảy ra. Ðêm hôm sau lại đến lịch trình hẹn cách nhật của hai người. Dung cấp tốc nhờ Thu đến điểm hẹn thông báo tình hình cho Ngôn rõ. Trong bức thư vắn tắt cho người yêu Dung chỉ viết ba điều thông tin cần thiết: việc nói chuyện giữa gia đình đôi bên là ảo tưởng, trăm nghìn lần không thể thực hiện được; cuộc tình coi như đã chết, đừng tìm cách gặp nhau nữa; lời chúc vĩnh biệt. Nhưng Ngôn không đọc thư tại chỗ.
Nghe Thu thuật lại mọi chuyện, Ngôn đứng lặng người hồi lâu, đầu óc như tê liệt. Mọi sự diễn tiến nhanh quá làm anh sửng sốt. Tưởng tượng những đường roi Dung phải hứng chịu, Ngôn tưởng như da thịt mình cũng đau lây. Qua phút giây bàng hoàng, anh kiểm điểm lại những gì mình vừa được Thu kể lại, nhất là thái độ không dung hòa của ông Tú Diệp, và thấy một nỗi tuyệt vọng ghê gớm ngự trị trong lòng. Anh đứng như trời trồng, hai tay buông thỏng. Thu chưa từng thấy một hình ảnh nào tội nghiệp hơn, ở một người trẻ hay một người già, hay một đứa bé. Nó là hiện thân của cái gì cùng cực bên trong một con người, cùng cực tới mức phải vỡ ra ở cái dáng điệu kia! Ngôn thấy mình không còn gì để trông đợi, để vui sướng trên đời này nữa. Thu bỗng thấy ái ngại cho người con trai này. Cô muốn nói một lời gì để làm dãn bớt độ căng của sợi dây sắp đứt:
Similar topics
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 10
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 11
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 12
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 6
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 1
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 11
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 12
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 6
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 1
quangnam :: VAN HOC & DOI SONG :: TRUYEN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|