ÔNG NĂM CHUỘT PHẦN 3
quangnam :: VAN HOC & DOI SONG :: TRUYEN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
ÔNG NĂM CHUỘT PHẦN 3
Năm Chuột từng nói với tôi rằng từ rày anh ta không nói những chuyện như đã phê bình cậu tôi một cách không nể nang, nhưng rồi lại chứng nào tật ấy, vẫn không cải nết.
Một lần, phê bình nhân vật làng tôi, anh ta chê ông Tú nọ dốt, ông Bá kia keo kiệt, cuối cùng anh ta nói: “ tôi chỉ phục có hai người, một là ông Biện Chín, một là ông Tám Thứ”.
Ông Tám Thứ, người Minh Hương, ở ngụ làng tôi, nghèo chuyên nghề làm thuốc, ít hay giao du với ai, tôi không biết ông ta cho lắm. Còn ông Biện Chín, tên thật là Phan Ðịnh, chú ruột tôi, cha của Phan Thanh, Phan Bôi. Chú tôi là dân tráng, nghèo, cố gắng lắm mới cho con đi học được, nhưng đúng là người “cần kiệm liêm chính” lại khẳng khái nữa, chính tôi, tôi cũng phục chú tôi mà sợ thầy tôi.
Tôi không tham gia ý kiến gì, chứ ngấm ngầm chịu anh ta là biết người, phê bình đúng. Nhưng, trước mặt tôi mà nói như thế, tôi ngờ anh ta có ngụ một thâm ý, là anh ta không phục thầy tôi. Thầy tôi đã đỗ đại khoa, làm quan, bỏ quan về ở làng, cầm cân nẩy mực cho cả làng, cả tổng, không có mang tai mang tiếng gì, nếu anh ta không lấy làm đáng phục, chắc anh ta thấy về khía cạnh nào đó. Từ đó tôi đâm ra áy náy, hoặc giả cha mình cũng có khuyết điểm gì như cậu mình, làm cho người ngoài phi nghị mà mình không biết chăng. Tôi có đem hỏi chú tôi và thuật lại lời Năm Chuột khen phục chú, thì chú tôi trách tôi sao lại đi nghe chuyện của Năm Chuột. Thì ra chú tôi cũng có thành kiến đối với Năm Chuột như thầy tôi, như những người làng.
Lần khác, bỗng dưng anh ta hỏi tôi:
- Quan lớn nhà ta (chỉ thầy tôi) sao lại không làm quan nữa? Ông co 'nhớ lúc ngài bỏ quan mà về là bao nhiêu tuổi không?
Tôi lấy làm lạ sao hắn lại hỏi mình điều ấy. Song cũng cứ theo mình biết mà trả lời:
- Thầy tôi tuổi Tuất, cái năm cáo bệnh mà về là năm Kỷ Hợi, mới có ba mươi tám tuổi. Sở dĩ không làm quan nữa, có lẽ là tại không chịu làm với Tây.
Cho đến lúc tôi ngoài 20 tuổi, thầy tôi vẫn coi tôi như trẻ con, những việc như thế chưa hề đem nói với tôi. Có điều một đôi khi tôi nghe thoảng qua dư luận bên ngoài, nhất là lúc ở Hải Phòng gặp Lê Bá Cử, ông ấy có kể cho tôi nghe khi ông làm phán-sự toà án Nha Trang, thầy tôi làm tri phủ, có lần cãi nhau kịch liệt với viên công sứ, chính ông đứng làm thông ngôn, thì tóm tắt mà trả lời như vậy. Nhưng Năm Chuột hỏi vặn tôi một câu rất oái ăm:
- Ở làng này còn có 2 ông nữa đều làm đến tri huyện, đều bỏ quan mà về trước tuổi hưu trí, vậy thì ông cũng cho rằng 2 ông ấy cũng không chịu làm quan với Tây hay sao?
“Thằng cha khó chịu thật” tôi nghĩ bụng. Không biết đối đáp thế nào với hắn, tôi phải nói một câu mà tự mình cũng thấy là non nớt quá:
- Việc hai ông ấy thì tôi không biết.
Anh ta vẫn cười cái lối xỏ lá rất khả ố. Ngớt cơn cười mới bình tĩnh nói:
- Tôi cũng có nghe và biết về chánh tích và nhân phẩm của quan lớn nhà ta, nhưng tôi lại có một sở kiến khác, nói ra, ông đừng tưởng tôi cố ý làm đôi vòng thật nhanh thành ra đôi vòng giả thì tôi mới nói.
- Thì ông cứ nói đi.
- Làng Bảo An, người ta nói, không có đất phát quan lớn, mà kinh nghiệm xưa nay rành rành như thế. Từ trước bao nhiêu ông làm đến tứ phẩm trở lên đều bị cách tuột hết. Cho nên Ðồng Khánh, Thành Thái đến giờ, ông nào cũng làm đến phủ huyện rồi kiếm cách từ chức mà về. Nếu nói không chịu làm quan với Tây thì không làm từ đầu, chứ không có lẽ lúc mới ra làm, không biết rằng mình sẽ làm với Tây. Hai ông huyện kia cầy cục mãi đến ngoài bốn năm mươi tuổi mới về, còn quan lớn nhà ta về sớm là vì mới 38 tuổi đã làm Tri-phủ.
Tôi làm như không để ý gật gật nhìn anh ta, kỳ thực tôi cho là cái sở kiến của anh ta đó, không biết chừng, là độc đáo. Làng tôi, tây giáp làng Ðông-Mỹ, đông giáp làng Xuân-Ðài, hai làng này đều có Tổng Ðốc, mà làng tôi, thi đỗ thì đông, đại khoa cũng có, nhưng không có quan to. Thuở Tự Ðức ông Nguyễn Duy Tự, làm đến phủ đoãn Thừa Thiên, ông nội tôi làm đến án-sát Khánh Hòa, cũng đều bị cách.
Tôi không tin phong thủy, nhưng đó là sự thực. Hoặc giả các ông quan làng tôi, trong đó có thầy tôi, thấy thế mà sợ, làm đến phủ huyện lo rút lui cũng nên. Huống chi cái luận chứng của Năm Chuột rõ ràng mà đanh thép lắm, tôi bấy lâu trau dồi cái đức tính ngay thực của người viết báo, tôi không thể cãi chày cãi cối được.
Tôi thấy chắc chắn lắm, vì tôi biết chịu chuyện cho nên anh ta thích nói chuyện với tôi, còn anh ta, hay nói cái lối móc ruột móc gan người ta như thế, cho nên họ mắng anh ta là nói láo nói phét.
Có một sự rất lạ. Một lần tôi đến chơi, vẫn ngồi trên đòn kê xem anh ta làm việc, liếc thấy trong cái thùng đựng đồ nghề có quyển sách, tôi thò tay lấy xem, thì là một cuốn Thương-Sơn thi tập không có bìa, đã xé mất nhiều trang. Tôi hỏi:
- Ông cũng có sách này à? Nó là một bộ đến 10 cuốn, sao ở đây chỉ còn 1 cuốn?
- Tôi có mà tôi xé để quấn thuốc lá hết, chỉ còn 1 cuốn, bởi vì in bằng giấy quyến, quấn thuốc tốt lắm.
- Ông có xem qua chứ?
- Thơ của ông Hoàng mình xem thế nào được? Tôi chỉ xem được có mỗi một bài Mại Trúc Diêu.
Tôi phát lạnh người. Tôi có đọc thơ Thương-Sơn rồi, tôi cũng không thích, nhưng cái bài Mại trúc diêu là bài thê ' nào, tôi có biết đâu? Chỉ vi `dấu dốt, tôi lại cứ làm thinh, không hỏi anh ta.
Về nhà, tối hôm ấy, tôi lật bộ thơ Thương-Sơn ra tìm, tìm được bài Mại trúc diêu. Về sau, tôi dịch ra đăng báo Phụ Nữ Tân Văn, sau nữa, đem in trong Chương Dân thi-thoại. Lục ra đây để bạn đọc thưởng thức cái mức thưởng thức văn học của anh thợ bạc:
Bài hát bán tre
Ngày đốn hai cây trúc
Bán đi để dằn bụng
Trong cửa tre đầy kho
Ngoài cửa tiền chẳng cho
Không nói thì cũng khổ
Nói thì roi dài sẽ quật chú
Rày về sau đừng đốn tre nữa
Ðói nằm trong tre chết cũng đủ!
Từ khi biết Năm Chuột có biết chữ Hán nhiều, xem sách xem thơ được rồi, tôi có lúc đem văn học nói với anh ta, anh ta chỉ nghe và hỏi chứ không tỏ ý kiến. Tôi có ý trách. Anh ta giải thích thế này: “Người ta, cái gì biết ít thì chỉ nên nghe chứ không nên nói, tôi nói chuyện văn chương chữ nghĩa với ông, cũng như ông không dạy nghề làm thợ bạc cho tôi”.
Anh ta làm thợ bạc, nhưng cũng kiêm luôn thợ rèn nữa mà là thợ rèn rất khéo. Những dụng cụ của anh ta như cái kìm, cái búa, cái kéo, anh ta đều đi đến lò bễ rèn, ngồi mà tự đánh lấy. Cái đó thì ở làng tôi có nhiều người biết, cái kìm của anh ta đánh, ai cũng chịu là không kém của Tây.
Năm 1944, tôi ở Hà Nội, về nhà được mấy hôm thì thầy tôi mất. Làm đám xong, tôi ở luôn trong nhà ba bốn tháng không ra khỏi cổng. Buồn quá, một hôm tôi đi tìm anh ta. Ðến nơi, cái túp tranh không có nữa. Hỏi thì người ta nói Năm Chuột dọn đi đâu đã lâu rồi. Từ đó tôi mất Năm Chuột của tôi.
Một lần, trước mặt ông Tú già, anh Giáp trong làng gọi Năm Chuột bằng ông, ông Tú già đập bàn quở: “Mầy gọi thằng Năm Chuột bằng ông, thì gọi tao bằng gì?” Tôi nghe mà tức mình, cho nên bài này, tôi nêu đầu đề là Ông Năm Chuột”.
Một lần, phê bình nhân vật làng tôi, anh ta chê ông Tú nọ dốt, ông Bá kia keo kiệt, cuối cùng anh ta nói: “ tôi chỉ phục có hai người, một là ông Biện Chín, một là ông Tám Thứ”.
Ông Tám Thứ, người Minh Hương, ở ngụ làng tôi, nghèo chuyên nghề làm thuốc, ít hay giao du với ai, tôi không biết ông ta cho lắm. Còn ông Biện Chín, tên thật là Phan Ðịnh, chú ruột tôi, cha của Phan Thanh, Phan Bôi. Chú tôi là dân tráng, nghèo, cố gắng lắm mới cho con đi học được, nhưng đúng là người “cần kiệm liêm chính” lại khẳng khái nữa, chính tôi, tôi cũng phục chú tôi mà sợ thầy tôi.
Tôi không tham gia ý kiến gì, chứ ngấm ngầm chịu anh ta là biết người, phê bình đúng. Nhưng, trước mặt tôi mà nói như thế, tôi ngờ anh ta có ngụ một thâm ý, là anh ta không phục thầy tôi. Thầy tôi đã đỗ đại khoa, làm quan, bỏ quan về ở làng, cầm cân nẩy mực cho cả làng, cả tổng, không có mang tai mang tiếng gì, nếu anh ta không lấy làm đáng phục, chắc anh ta thấy về khía cạnh nào đó. Từ đó tôi đâm ra áy náy, hoặc giả cha mình cũng có khuyết điểm gì như cậu mình, làm cho người ngoài phi nghị mà mình không biết chăng. Tôi có đem hỏi chú tôi và thuật lại lời Năm Chuột khen phục chú, thì chú tôi trách tôi sao lại đi nghe chuyện của Năm Chuột. Thì ra chú tôi cũng có thành kiến đối với Năm Chuột như thầy tôi, như những người làng.
Lần khác, bỗng dưng anh ta hỏi tôi:
- Quan lớn nhà ta (chỉ thầy tôi) sao lại không làm quan nữa? Ông co 'nhớ lúc ngài bỏ quan mà về là bao nhiêu tuổi không?
Tôi lấy làm lạ sao hắn lại hỏi mình điều ấy. Song cũng cứ theo mình biết mà trả lời:
- Thầy tôi tuổi Tuất, cái năm cáo bệnh mà về là năm Kỷ Hợi, mới có ba mươi tám tuổi. Sở dĩ không làm quan nữa, có lẽ là tại không chịu làm với Tây.
Cho đến lúc tôi ngoài 20 tuổi, thầy tôi vẫn coi tôi như trẻ con, những việc như thế chưa hề đem nói với tôi. Có điều một đôi khi tôi nghe thoảng qua dư luận bên ngoài, nhất là lúc ở Hải Phòng gặp Lê Bá Cử, ông ấy có kể cho tôi nghe khi ông làm phán-sự toà án Nha Trang, thầy tôi làm tri phủ, có lần cãi nhau kịch liệt với viên công sứ, chính ông đứng làm thông ngôn, thì tóm tắt mà trả lời như vậy. Nhưng Năm Chuột hỏi vặn tôi một câu rất oái ăm:
- Ở làng này còn có 2 ông nữa đều làm đến tri huyện, đều bỏ quan mà về trước tuổi hưu trí, vậy thì ông cũng cho rằng 2 ông ấy cũng không chịu làm quan với Tây hay sao?
“Thằng cha khó chịu thật” tôi nghĩ bụng. Không biết đối đáp thế nào với hắn, tôi phải nói một câu mà tự mình cũng thấy là non nớt quá:
- Việc hai ông ấy thì tôi không biết.
Anh ta vẫn cười cái lối xỏ lá rất khả ố. Ngớt cơn cười mới bình tĩnh nói:
- Tôi cũng có nghe và biết về chánh tích và nhân phẩm của quan lớn nhà ta, nhưng tôi lại có một sở kiến khác, nói ra, ông đừng tưởng tôi cố ý làm đôi vòng thật nhanh thành ra đôi vòng giả thì tôi mới nói.
- Thì ông cứ nói đi.
- Làng Bảo An, người ta nói, không có đất phát quan lớn, mà kinh nghiệm xưa nay rành rành như thế. Từ trước bao nhiêu ông làm đến tứ phẩm trở lên đều bị cách tuột hết. Cho nên Ðồng Khánh, Thành Thái đến giờ, ông nào cũng làm đến phủ huyện rồi kiếm cách từ chức mà về. Nếu nói không chịu làm quan với Tây thì không làm từ đầu, chứ không có lẽ lúc mới ra làm, không biết rằng mình sẽ làm với Tây. Hai ông huyện kia cầy cục mãi đến ngoài bốn năm mươi tuổi mới về, còn quan lớn nhà ta về sớm là vì mới 38 tuổi đã làm Tri-phủ.
Tôi làm như không để ý gật gật nhìn anh ta, kỳ thực tôi cho là cái sở kiến của anh ta đó, không biết chừng, là độc đáo. Làng tôi, tây giáp làng Ðông-Mỹ, đông giáp làng Xuân-Ðài, hai làng này đều có Tổng Ðốc, mà làng tôi, thi đỗ thì đông, đại khoa cũng có, nhưng không có quan to. Thuở Tự Ðức ông Nguyễn Duy Tự, làm đến phủ đoãn Thừa Thiên, ông nội tôi làm đến án-sát Khánh Hòa, cũng đều bị cách.
Tôi không tin phong thủy, nhưng đó là sự thực. Hoặc giả các ông quan làng tôi, trong đó có thầy tôi, thấy thế mà sợ, làm đến phủ huyện lo rút lui cũng nên. Huống chi cái luận chứng của Năm Chuột rõ ràng mà đanh thép lắm, tôi bấy lâu trau dồi cái đức tính ngay thực của người viết báo, tôi không thể cãi chày cãi cối được.
Tôi thấy chắc chắn lắm, vì tôi biết chịu chuyện cho nên anh ta thích nói chuyện với tôi, còn anh ta, hay nói cái lối móc ruột móc gan người ta như thế, cho nên họ mắng anh ta là nói láo nói phét.
Có một sự rất lạ. Một lần tôi đến chơi, vẫn ngồi trên đòn kê xem anh ta làm việc, liếc thấy trong cái thùng đựng đồ nghề có quyển sách, tôi thò tay lấy xem, thì là một cuốn Thương-Sơn thi tập không có bìa, đã xé mất nhiều trang. Tôi hỏi:
- Ông cũng có sách này à? Nó là một bộ đến 10 cuốn, sao ở đây chỉ còn 1 cuốn?
- Tôi có mà tôi xé để quấn thuốc lá hết, chỉ còn 1 cuốn, bởi vì in bằng giấy quyến, quấn thuốc tốt lắm.
- Ông có xem qua chứ?
- Thơ của ông Hoàng mình xem thế nào được? Tôi chỉ xem được có mỗi một bài Mại Trúc Diêu.
Tôi phát lạnh người. Tôi có đọc thơ Thương-Sơn rồi, tôi cũng không thích, nhưng cái bài Mại trúc diêu là bài thê ' nào, tôi có biết đâu? Chỉ vi `dấu dốt, tôi lại cứ làm thinh, không hỏi anh ta.
Về nhà, tối hôm ấy, tôi lật bộ thơ Thương-Sơn ra tìm, tìm được bài Mại trúc diêu. Về sau, tôi dịch ra đăng báo Phụ Nữ Tân Văn, sau nữa, đem in trong Chương Dân thi-thoại. Lục ra đây để bạn đọc thưởng thức cái mức thưởng thức văn học của anh thợ bạc:
Bài hát bán tre
Ngày đốn hai cây trúc
Bán đi để dằn bụng
Trong cửa tre đầy kho
Ngoài cửa tiền chẳng cho
Không nói thì cũng khổ
Nói thì roi dài sẽ quật chú
Rày về sau đừng đốn tre nữa
Ðói nằm trong tre chết cũng đủ!
Từ khi biết Năm Chuột có biết chữ Hán nhiều, xem sách xem thơ được rồi, tôi có lúc đem văn học nói với anh ta, anh ta chỉ nghe và hỏi chứ không tỏ ý kiến. Tôi có ý trách. Anh ta giải thích thế này: “Người ta, cái gì biết ít thì chỉ nên nghe chứ không nên nói, tôi nói chuyện văn chương chữ nghĩa với ông, cũng như ông không dạy nghề làm thợ bạc cho tôi”.
Anh ta làm thợ bạc, nhưng cũng kiêm luôn thợ rèn nữa mà là thợ rèn rất khéo. Những dụng cụ của anh ta như cái kìm, cái búa, cái kéo, anh ta đều đi đến lò bễ rèn, ngồi mà tự đánh lấy. Cái đó thì ở làng tôi có nhiều người biết, cái kìm của anh ta đánh, ai cũng chịu là không kém của Tây.
Năm 1944, tôi ở Hà Nội, về nhà được mấy hôm thì thầy tôi mất. Làm đám xong, tôi ở luôn trong nhà ba bốn tháng không ra khỏi cổng. Buồn quá, một hôm tôi đi tìm anh ta. Ðến nơi, cái túp tranh không có nữa. Hỏi thì người ta nói Năm Chuột dọn đi đâu đã lâu rồi. Từ đó tôi mất Năm Chuột của tôi.
Một lần, trước mặt ông Tú già, anh Giáp trong làng gọi Năm Chuột bằng ông, ông Tú già đập bàn quở: “Mầy gọi thằng Năm Chuột bằng ông, thì gọi tao bằng gì?” Tôi nghe mà tức mình, cho nên bài này, tôi nêu đầu đề là Ông Năm Chuột”.
Similar topics
» ÔNG NĂM CHUỘT PHẦN 2
» Ông Năm Chuột PHẦN 1
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 11
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 12
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 5
» Ông Năm Chuột PHẦN 1
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 11
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 12
» ĐÊM CỬA ĐẠI PHẦN 5
quangnam :: VAN HOC & DOI SONG :: TRUYEN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|