TANG LỄ VIỆT NAM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TANG LỄ VIỆT NAM
Từ xưa, nhân dân ta chịu ảnh hưởng lễ nghi của người Trung Hoa, cho nên lễ tang được cử hành trong khuôn khổ đó, tuy vậy cũng có khác đi nhiều chỗ. Mọi sự tế lễ của ta căn cứ theo "Thọ Mai Gia Lễ" và "Gia Lễ Chỉ Nam". Thọ Mai cư sĩ, tên chính là Hồ Gia Tân, sinh sống vào thời hậu Lê, đã soạn cuốn gia lễ thành sách, có nhiều chỗ đã phỏng theo nghi thức của Chu Văn Công tức Chu Hi, còn gọi là Chu Tử, đời Nam Tống đặt ra và Thọ Mai cư sĩ cũng đã có sửa đổi ít nhiều.
Cho tới ngày nay, nhiều nghi lễ đã được giản tiện, phù hợp với hoàn cảnh sống trong thực tế xã hội, nhất là ở các nơi thành thị. Tuy nhiên một số lễ chính có ý nghĩa quan trọng vẫn còn được áp dụng. Vì tinh thần báo hiếu vẫn luôn là vấn đề thiết yếu trong đời sống con người Việt Nam, được đặt lên hàng đầu, nên khi cha mẹ chết, ai ai cũng muốn lo cho đủ lễ và toàn vẹn. Không những là cha mẹ, những người thân trưởng thượng hay là bất cứ người nào trong quyến thuộc khi từ trần cũng được thân nhân lo lắng chu toàn mọi việc. Sinh hoạt xã hội Á Đông nặng tình cảm, coi trọng huyết thống gia đình thân tộc hơn, nên từ hàng ngàn năm trước, vấn đề tang lễ đã đươc đặt ra một cách có qui cũ. Rất nhiều sách vở, tư tưởng của các triết gia Á Đông đã nói đến bổn phận của người ta trong việc tang ma một cách cẩn thận chu đáo. "Sinh", "lão", "bệnh", "tử" là bốn điều phải có trong một đời người, không ai tránh khỏi. Cái chết còn có ý nghĩa chấm dứt sự sống một cuộc đời. Từ xưa, tang lễ rất nghiêm trọng. Ngay từ giờ hấp hối của một người sẽ phải vĩnh viễn ra đi, không khí trong gia đình trở nên trầm lắng xuống với vẻ thiêng liêng. Con cháu ở xa gần được báo tin vội vã quay về, tuy đông vầy, đều im lặng với nỗi buồn da diết.
Lúc bấy giờ thân nhân phải giữ cho được bình tĩnh. Theo lệ xưa trong giờ phút này, con cháu phải lo thay quần áo mới cho người chết và bỏ hết quần áo cũ đang mặc đi. Thường người ta làm việc này vào lúc sắp tẩm liệm trong đó có việc lau lại cơ thể người chết bằng rượu hay bằng cồn (alcool), có ý nghĩa vệ sinh y tế là khử trùng. Trước khi nhập quan phải qua thủ tục liệm xác, gọi là khâm liệm. Công việc này cần được tiến hành sớm, vì không nên để xác chết nằm lâu ở ngoài. Bởi sau một ngày một đêm, xác sẽ hư, bốc mùi hôi thối. Cho nên người ta phải toan liệu gấp rút. Thường thì tang gia nhờ một ông thầy cúng coi ngày giờ, chọn một giờ tốt gần nhất để tiến hành khâm liệm và nhập quan. Việc coi giờ này, nay vẫn còn nhiều người chú trọng áp dụng.
Khi khâm liệm, tất cả đồ liệm này đã có cơ sở mai táng lo liệu cung cấp và vải thường là vải sô, vải mùng. Những thứ vải này cũng có thể được nhà mai táng cung cấp làm quần áo và đồ tang may sẵn. Cổ lễ quy định chi tiết việc khâm liệm, nhập quan như sau:
1. Đại liệm, tiểu liệm: dùng vải trắng hoặc lụa. Tiểu liệm gồm một miếng vải trắng dài 14 thước ta, có ba đoạn vải ngang, mỗi đoạn 6 thước ta đặt thẳng góc với miếng vải chính. Đại liệm cũng có chiều dài tương tự nhưng gồm 5 đoạn ngang. Các đoạn này phải sắp cho vừa với thân người để buộc lại khi liệm thành mảnh thứ nhất ngang đầu và tới mảnh cuối cùng ngang bàn chân người chết.
2. Khâm: Là chăn liệm người chết. Có hai chăn, dùng một cho đại liệm, một dùng cho tiểu liệm.
3. Tạ quan: cần phải có đầy đủ trong quan tài như là gối kê đầu, hai gối lót hai bên tai, một tấm đệm đầu, hai tấm đệm chân, hai tấm đệm dựa về đùi, hai tấm đệm về chân, tấm che mặt. Tất cả những thứ này đều làm bằng giấy bồi, trong có nhồi bấc.
4. Liệm xác: Khi liệm, tang chủ vào khóc quỳ xuống, người chấp sự quỳ theo và khấn: "Được ngày giờ, xin lễ liệm, cẩn cáo." Tang chủ sụp lạy và đứng lên. Những người lo việc liệm xác phải tiến hành những việc: Cởi bỏ buộc hàm, chít đầu và phủ mặt xác chết bằng vải vuông hay vóc nhiễu màu đen lót hàng màu hồng có dải buộc ra đằng sau gáy, lồng bao tay, mang vớ và giày. Trước khi nhập quan, trong áo quan có rải sẵn một lượt trà, bỏng gạo hoặc bất cứ thứ gì có thể hút nước của người chết tiết ra.
5. Lễ nhập quan: Lễ nhập quan được tiến hành ngay sau khi liệm xong. Thân nhân có mặc đứng thứ tự xa gần, trên dưới quanh quan tài. Phải canh đúng "giờ tốt" do thầy cúng hay thầy tu ở chùa coi sách chọn. Những người kỵ tuổi với người chết (trong vòng con cháu ruột), vào giờ nhập quan phải lánh mặt ra chỗ khác, xa hẳn để phòng ngừa tai hại về sau (vì theo cổ tục người ta tin rằng người chết có thể bắt theo).
Cho tới ngày nay, nhiều nghi lễ đã được giản tiện, phù hợp với hoàn cảnh sống trong thực tế xã hội, nhất là ở các nơi thành thị. Tuy nhiên một số lễ chính có ý nghĩa quan trọng vẫn còn được áp dụng. Vì tinh thần báo hiếu vẫn luôn là vấn đề thiết yếu trong đời sống con người Việt Nam, được đặt lên hàng đầu, nên khi cha mẹ chết, ai ai cũng muốn lo cho đủ lễ và toàn vẹn. Không những là cha mẹ, những người thân trưởng thượng hay là bất cứ người nào trong quyến thuộc khi từ trần cũng được thân nhân lo lắng chu toàn mọi việc. Sinh hoạt xã hội Á Đông nặng tình cảm, coi trọng huyết thống gia đình thân tộc hơn, nên từ hàng ngàn năm trước, vấn đề tang lễ đã đươc đặt ra một cách có qui cũ. Rất nhiều sách vở, tư tưởng của các triết gia Á Đông đã nói đến bổn phận của người ta trong việc tang ma một cách cẩn thận chu đáo. "Sinh", "lão", "bệnh", "tử" là bốn điều phải có trong một đời người, không ai tránh khỏi. Cái chết còn có ý nghĩa chấm dứt sự sống một cuộc đời. Từ xưa, tang lễ rất nghiêm trọng. Ngay từ giờ hấp hối của một người sẽ phải vĩnh viễn ra đi, không khí trong gia đình trở nên trầm lắng xuống với vẻ thiêng liêng. Con cháu ở xa gần được báo tin vội vã quay về, tuy đông vầy, đều im lặng với nỗi buồn da diết.
Lúc bấy giờ thân nhân phải giữ cho được bình tĩnh. Theo lệ xưa trong giờ phút này, con cháu phải lo thay quần áo mới cho người chết và bỏ hết quần áo cũ đang mặc đi. Thường người ta làm việc này vào lúc sắp tẩm liệm trong đó có việc lau lại cơ thể người chết bằng rượu hay bằng cồn (alcool), có ý nghĩa vệ sinh y tế là khử trùng. Trước khi nhập quan phải qua thủ tục liệm xác, gọi là khâm liệm. Công việc này cần được tiến hành sớm, vì không nên để xác chết nằm lâu ở ngoài. Bởi sau một ngày một đêm, xác sẽ hư, bốc mùi hôi thối. Cho nên người ta phải toan liệu gấp rút. Thường thì tang gia nhờ một ông thầy cúng coi ngày giờ, chọn một giờ tốt gần nhất để tiến hành khâm liệm và nhập quan. Việc coi giờ này, nay vẫn còn nhiều người chú trọng áp dụng.
Khi khâm liệm, tất cả đồ liệm này đã có cơ sở mai táng lo liệu cung cấp và vải thường là vải sô, vải mùng. Những thứ vải này cũng có thể được nhà mai táng cung cấp làm quần áo và đồ tang may sẵn. Cổ lễ quy định chi tiết việc khâm liệm, nhập quan như sau:
1. Đại liệm, tiểu liệm: dùng vải trắng hoặc lụa. Tiểu liệm gồm một miếng vải trắng dài 14 thước ta, có ba đoạn vải ngang, mỗi đoạn 6 thước ta đặt thẳng góc với miếng vải chính. Đại liệm cũng có chiều dài tương tự nhưng gồm 5 đoạn ngang. Các đoạn này phải sắp cho vừa với thân người để buộc lại khi liệm thành mảnh thứ nhất ngang đầu và tới mảnh cuối cùng ngang bàn chân người chết.
2. Khâm: Là chăn liệm người chết. Có hai chăn, dùng một cho đại liệm, một dùng cho tiểu liệm.
3. Tạ quan: cần phải có đầy đủ trong quan tài như là gối kê đầu, hai gối lót hai bên tai, một tấm đệm đầu, hai tấm đệm chân, hai tấm đệm dựa về đùi, hai tấm đệm về chân, tấm che mặt. Tất cả những thứ này đều làm bằng giấy bồi, trong có nhồi bấc.
4. Liệm xác: Khi liệm, tang chủ vào khóc quỳ xuống, người chấp sự quỳ theo và khấn: "Được ngày giờ, xin lễ liệm, cẩn cáo." Tang chủ sụp lạy và đứng lên. Những người lo việc liệm xác phải tiến hành những việc: Cởi bỏ buộc hàm, chít đầu và phủ mặt xác chết bằng vải vuông hay vóc nhiễu màu đen lót hàng màu hồng có dải buộc ra đằng sau gáy, lồng bao tay, mang vớ và giày. Trước khi nhập quan, trong áo quan có rải sẵn một lượt trà, bỏng gạo hoặc bất cứ thứ gì có thể hút nước của người chết tiết ra.
5. Lễ nhập quan: Lễ nhập quan được tiến hành ngay sau khi liệm xong. Thân nhân có mặc đứng thứ tự xa gần, trên dưới quanh quan tài. Phải canh đúng "giờ tốt" do thầy cúng hay thầy tu ở chùa coi sách chọn. Những người kỵ tuổi với người chết (trong vòng con cháu ruột), vào giờ nhập quan phải lánh mặt ra chỗ khác, xa hẳn để phòng ngừa tai hại về sau (vì theo cổ tục người ta tin rằng người chết có thể bắt theo).
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|