TUYÊN QUANG VIỆT NAM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TUYÊN QUANG VIỆT NAM
Địa Lý
Diện tích: 5801 km2.
Dân số (2004): 692. 500 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Tuyên Quang.
Các huyện: Nà Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, H'Mông, Dao, Nùng, Cao Lan, Hoa, Sán Dìu...
Tuyên Quang có hình thể phức tạp vì tạo nên bởi những dãy núi cao, ngăn cách nhau bởi lưu vực của bốn con sông chính chảy qua tỉnh. Giữa sông Hồng Hà và sông Chảy là dãy núi Côn cao 800 thước, kế tiếp là dãy núi Mỏ Rô và Sáu Tàu, rồi đến những ngọn núi thấp dần. Giữa sông Chảy và sông Lô là dãy núi Khánh, dãy núi này ngăn cách sông Chảy với thung lũng sông Bách. Núi Hùng, núi La cao từ 1.000 đến 1.100 thước và núi Bách Kha là những núi cao có rừng rậm bao phủ, có nhiều vách đá ăn thẳng ra bờ sông Lô. Giữa sông Lô và sông Gầm là một dãy núi cao, hầu như chưa có ai đến. Đường đi lên khập khểnh chênh vênh. Giữa sông Gầm và sông Cầu cũng có một dãy núi tương tự. Trên tả ngạn sông Đáy có dãy Tam Đảo với nhiều núi cao, nối tiếp là núi Lịch và núi Hùng.
Các sông chính của Tuyên Quang là sông Lô, sông Gầm, sông Chảy. Phát xuất từ Trung Hoa, sông Lô có hai chi lưu chính là sông Chảy và sông Gầm. Sông Gầm cũng phát xuất từ Trung Hoa và có nhiều nhánh sông như những dòng suối nhỏ nhưng về mùa mưa lại biến thành những thác lớn rất nguy hiểm. Chi lưu chính của sông Chảy cũng có nhiều nhánh sông nước chảy xiết như những dòng thác.
Khí hậu Tuyên Quang ẩm thấp và không trong lành, nhất là vào mùa mưa bị ảnh hưởng của rừng rậm. Thung lũng sông Đáy có nước độc và sương mù thường dày đặc đến 9 giờ sáng mới tan dần. Những vùng cao độ từ 400 thước đến 800 thước có khí hậu trong lành hơn, nhất là những vùng đá vôi.
Về giao thông Tuyên Quang được nối liền với các tỉnh khác nhờ quốc lộ 2 và hai liên tỉnh 11 và 13.
[
Diện tích: 5801 km2.
Dân số (2004): 692. 500 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Tuyên Quang.
Các huyện: Nà Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, H'Mông, Dao, Nùng, Cao Lan, Hoa, Sán Dìu...
Tuyên Quang có hình thể phức tạp vì tạo nên bởi những dãy núi cao, ngăn cách nhau bởi lưu vực của bốn con sông chính chảy qua tỉnh. Giữa sông Hồng Hà và sông Chảy là dãy núi Côn cao 800 thước, kế tiếp là dãy núi Mỏ Rô và Sáu Tàu, rồi đến những ngọn núi thấp dần. Giữa sông Chảy và sông Lô là dãy núi Khánh, dãy núi này ngăn cách sông Chảy với thung lũng sông Bách. Núi Hùng, núi La cao từ 1.000 đến 1.100 thước và núi Bách Kha là những núi cao có rừng rậm bao phủ, có nhiều vách đá ăn thẳng ra bờ sông Lô. Giữa sông Lô và sông Gầm là một dãy núi cao, hầu như chưa có ai đến. Đường đi lên khập khểnh chênh vênh. Giữa sông Gầm và sông Cầu cũng có một dãy núi tương tự. Trên tả ngạn sông Đáy có dãy Tam Đảo với nhiều núi cao, nối tiếp là núi Lịch và núi Hùng.
Các sông chính của Tuyên Quang là sông Lô, sông Gầm, sông Chảy. Phát xuất từ Trung Hoa, sông Lô có hai chi lưu chính là sông Chảy và sông Gầm. Sông Gầm cũng phát xuất từ Trung Hoa và có nhiều nhánh sông như những dòng suối nhỏ nhưng về mùa mưa lại biến thành những thác lớn rất nguy hiểm. Chi lưu chính của sông Chảy cũng có nhiều nhánh sông nước chảy xiết như những dòng thác.
Khí hậu Tuyên Quang ẩm thấp và không trong lành, nhất là vào mùa mưa bị ảnh hưởng của rừng rậm. Thung lũng sông Đáy có nước độc và sương mù thường dày đặc đến 9 giờ sáng mới tan dần. Những vùng cao độ từ 400 thước đến 800 thước có khí hậu trong lành hơn, nhất là những vùng đá vôi.
Về giao thông Tuyên Quang được nối liền với các tỉnh khác nhờ quốc lộ 2 và hai liên tỉnh 11 và 13.
[
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|