Sức sống các làng nghề Quảng Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sức sống các làng nghề Quảng Nam
Mã Châu là làng nghề truyền thống, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng từ thế kỷ 16 trên đất Quảng Nam. Làng nghề Mã Châu thuộc thôn Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, cả làng hiện có khoảng 200 gia đình nhưng hàng năm đã sản xuất hàng trăm ngàn mét tơ lụa phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. Theo dân làng thì Mã Châu trước mang tên Tứ mã với 4 làng Mã Thành, Mã Thượng, Mã Đông, Mã Tây và bến đò tơ nổi tiếng cung cấp các loại tơ lụa cho thương nhân nước ngoài ở cảng Trà Nhiêu - Hội An. Thập kỷ 80, 90 của thế kỷ trước, Mã Châu cũng như bao làng nghề khác tại địa phương đã phải đối mặt với những thăng trầm tưởng chừng khó vượt qua, thậm chí dân làng đã có người phải bỏ quê đi nơi khác kiếm sống. Thế nhưng giờ đây với những chính sách phát triển làng nghề của Nhà nước, của chính quyền địa phương, làng nghề Mã Châu đã được hồi sinh. Những sản phẩm lụa Mã Châu đã thực sự thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Từ những chiếc khăn, chiếc giỏ xách tay xinh xắn cho đến những chiếc đèn lồng hiện hữu nơi phố cổ Hội An đều được làm từ tơ lụa Mã Châu. Anh Nguyễn Hữu - chủ một cơ sở sản xuất tương đối lớn của Mã Châu cho biết gia đình anh đã 9 đời gắn bó với nghề dệt lụa. Cũng như tất cả mọi người trong làng, anh rất tin vào sự bền vững của nghề truyền thống do cha ông để lại. Hơn nữa giờ đây với điều kiện giao thông thuận lợi nối kết giữa hai di sản văn hoá thế giới là Mỹ Sơn và Hội An du khách lại có dịp tham gia vào những tour du lịch làng nghề đầy hấp dẫn trên trục giao thông này. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy việc gắn kết chặt chẽ giữa lợi ích du lịch và công tác bảo tồn nghề truyền thống.
Mỗi vùng một đặc trưng nghề nghiệp nhưng chưa nơi nào ở Quảng Nam lại đa dạng các loại hình nghề truyền thống như ở thị xã Hội An. Chẳng thế mà chương trình Mỗi ngày làm cư dân phố cổ với chuyến tham quan các làng nghề và tự tay làm những sản phẩm truyền thống lại thu hút nhiều du khách tham gia đến vậy, nào làm gốm ở Thanh Hà, làm lồng đèn, nào trồng rau ở Trà Quế, tất cả đều mang một bản sắc rất riêng. Làng gốm Thanh Hà với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã quên mất rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo. Thế nhưng với tâm huyết của những người cao niên trong làng, gốm Thanh Hà lại dần được phục hồi. Bà Nguyễn Thị Được - người dân Thanh Hà vẫn quen gọi là bà Phú năm nay đã 83 tuổi nhưng sự khéo léo và tinh anh trong nghề nghiệp đã khiến bà trở thành một trong những nghệ nhân giỏi nhất làng. Những câu chuyện về nghề, về truyền thống làm gốm của gia đình và việc truyền nghề cho lớp trẻ luôn được bà đề cập một cách rất nhiệt tình. Ngoài việc phát triển nghề dựa vào du lịch, những nghệ nhân làng gốm Thanh Hà vẫn muốn tìm hướng đi vững chắc cho sản phẩm của mình như sản xuất các sản phẩm gốm mỹ thuật tinh xảo dành cho xuất khẩu và phục vụ công tác trùng tu, xây dựng các công trình kiến trúc cổ tại Hội An. Hình ảnh đặc trưng nhất của Hội An có lẽ là phố cổ và đèn lồng. Ánh sáng lung linh của những chiếc đèn nhiều màu sắc trong đêm rằm đã trở nên hết sức đặc biệt với mỗi du khách khi tới Hội An. Giờ đây nhiều người Hội An đã biết cách làm lồng đèn, kể cả các em nhỏ, thanh niên. Đối với cư dân Hội An, làm đèn lồng hay bất cứ nghề thủ công truyền thống nào khác đều phải bắt nguồn từ sự yêu thích và say mê.
Chính vì những giá trị độc đáo của nghề truyền thống, mới đây thị xã Hội An đã chính thức đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cho phép sử dụng địa danh Hội An để lập hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hoá tập thể "đèn lồng Hội An".
Mỗi vùng một đặc trưng nghề nghiệp nhưng chưa nơi nào ở Quảng Nam lại đa dạng các loại hình nghề truyền thống như ở thị xã Hội An. Chẳng thế mà chương trình Mỗi ngày làm cư dân phố cổ với chuyến tham quan các làng nghề và tự tay làm những sản phẩm truyền thống lại thu hút nhiều du khách tham gia đến vậy, nào làm gốm ở Thanh Hà, làm lồng đèn, nào trồng rau ở Trà Quế, tất cả đều mang một bản sắc rất riêng. Làng gốm Thanh Hà với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã quên mất rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo. Thế nhưng với tâm huyết của những người cao niên trong làng, gốm Thanh Hà lại dần được phục hồi. Bà Nguyễn Thị Được - người dân Thanh Hà vẫn quen gọi là bà Phú năm nay đã 83 tuổi nhưng sự khéo léo và tinh anh trong nghề nghiệp đã khiến bà trở thành một trong những nghệ nhân giỏi nhất làng. Những câu chuyện về nghề, về truyền thống làm gốm của gia đình và việc truyền nghề cho lớp trẻ luôn được bà đề cập một cách rất nhiệt tình. Ngoài việc phát triển nghề dựa vào du lịch, những nghệ nhân làng gốm Thanh Hà vẫn muốn tìm hướng đi vững chắc cho sản phẩm của mình như sản xuất các sản phẩm gốm mỹ thuật tinh xảo dành cho xuất khẩu và phục vụ công tác trùng tu, xây dựng các công trình kiến trúc cổ tại Hội An. Hình ảnh đặc trưng nhất của Hội An có lẽ là phố cổ và đèn lồng. Ánh sáng lung linh của những chiếc đèn nhiều màu sắc trong đêm rằm đã trở nên hết sức đặc biệt với mỗi du khách khi tới Hội An. Giờ đây nhiều người Hội An đã biết cách làm lồng đèn, kể cả các em nhỏ, thanh niên. Đối với cư dân Hội An, làm đèn lồng hay bất cứ nghề thủ công truyền thống nào khác đều phải bắt nguồn từ sự yêu thích và say mê.
Chính vì những giá trị độc đáo của nghề truyền thống, mới đây thị xã Hội An đã chính thức đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cho phép sử dụng địa danh Hội An để lập hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hoá tập thể "đèn lồng Hội An".
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|